Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Tự chủ mở ngành đào tạo, 6 trường Đại học vi phạm

13/04/2024 15:27

Kinhte&Xahoi Thanh tra Bộ GD&ĐT đã công bố kết luận thanh tra quan đến quy định trong tự chủ mở ngành đào tạo các trình độ giáo dục ĐH và các điều kiện bảo đảm ngành đào tạo tại 6 trường ĐH.

Theo đó, Học viện (Học viện) Nông nghiệp Việt Nam, Đại học (ĐH) Công nghiệp Hà Nội, ĐH Thủ Dầu Một, ĐH Hoa Sen, ĐH Quốc tế Hồng Bàng, ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn (ĐH Quốc gia TP HCM) đã vi phạm trong việc mở và đào tạo ngành học mới .

Giảng viên ngành Luật chưa bảo đảm quy định

Theo kết luận thanh tra, Học viện tự chủ mở 3 ngành đào tạo trình độ ĐH chưa có trong Danh mục của Bộ GD&ĐT, gồm: Ngành Công nghệ sinh dược, ngành Kinh tế số và ngành Khoa học dữ liệu & trí tuệ nhân tạo. Ngoài ra, ngành Quản lý kinh tế cũng chưa có trong Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục ĐH trình độ ĐH; 9/43 ngành đào tạo chưa có trong Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục ĐH ban hành.

Đội ngũ giảng viên (GV) cơ hữu ngành Luật chưa bảo đảm quy định có tối thiếu 3 Tiến sĩ với ngành học thuộc lĩnh vực Pháp luật. Đối với đội ngũ GV giảng dạy chương trình Tiến sĩ, các GV chịu trách nhiệm chủ trì ngành không trùng với GV cơ hữu là điều kiện mở ngành đào tạo trình độ Tiến sĩ của các ngành khác, có kinh nghiệm quản lý đào tạo, giảng dạy ĐH tối thiểu 3 năm trở lên.

Trụ sở Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh Như Trường

Từ thời điểm tháng 6/2023, Hội đồng Học viện hóa II, nhiệm kỳ 2021-2026 có 20 thành viên, chưa bảo đảm quy định của Luật Giáo dục ĐH. Trách nhiệm để xảy ra hạn chế, thiếu sót trên thuộc về Hội đồng Học viện, Giám đốc, Phó Giám đốc Học viện phụ trách công tác tổ chức cán hộ và các cá nhân có liên quan.

Về các điều kiện bảo đảm ngành đào tạo, đội ngũ GV cơ hữu ngành Luật chưa bảo đảm quy định có tối thiểu 3 Tiến sĩ với ngành học thuộc lĩnh vực Pháp luật. Trách nhiệm để xảy ra thiểu sót trên thuộc về Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn và các bộ phận quản lý tố chức đào tạo ngành.

Tự chủ mở ngành đào tạo, 6 trường Đại học vi phạm (Trong ảnh là Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội).

Đối với trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, trong thời kỳ thanh tra có nhiều hạn chế, thiếu sót. Cụ thể, tờ trình công nhận Hội đồng trường (HĐT), Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký HĐT nhiệm kỳ 2022-2026 chưa bảo đảm thời hạn đề nghị công nhận HĐT và Chủ tịch HĐT theo quy định; HĐT nhiệm kỳ 2022-2026 với 17 thành viên chưa bảo đảm tối thiểu 30% theo quy định…. Trách nhiệm để xảy ra hạn chế, thiển sót nêu trên thuộc về HĐT, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác tố chức cán bộ và các cá nhân có liên quan.

Trong thời kỳ thanh tra, từ ngày 1/1/2021 - 9/9/2022, trong khi trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn chưa đủ điều kiện tự chủ theo quy định thì Hiệu trưởng ký ban hành Quyết định mở 3 ngành trình độ ĐH, 2 ngành trình độ Thạc sĩ và 1 ngành trình độ Tiến sĩ, sử dụng dấu của trường là chưa đúng quy định; Thời điểm trường ban hành Quyết định mở ngành Hàn Quốc học trình độ Thạc sĩ, ngành Hàn Quốc học trình độ ĐH của trường chưa được công nhận đạt chuẩn kiểm định. Trách nhiệm để xảy ra thiếu sót nêu trên thuộc về Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách mở ngành và bộ phận tham mưu của trường.

Từ ngày 9/9/2022 trở về trước, trường chưa đủ điều kiện tự chủ theo quy định. Trách nhiệm thuộc về ĐH Quốc gia TP HCM; HĐT và Chủ tịch HĐT trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn; Giám đốc ĐH Quốc gia TP HCM giao các trường ĐH thành viên ban hành Quyết định mở ngành đào tạo khi các trường này chưa đủ điều kiện tự chủ là vi phạm quy định. Trách nhiệm thuộc về Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách mở ngành đào tạo và bộ phận tham mưu của ĐH Quốc gia TP HCM.

Không tuyển sinh hoặc tuyển sinh thấp

Cũng theo kết luận thanh tra, về các điều kiện bảo đảm ngành đào tạo, trường ĐH Công nghiệp Hà Nội có ngành Thiết kế thời trang còn hạn chế. Trách nhiệm thuộc về Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và các bộ phận quản lý tổ chức đào tạo.

Ở trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, có 7 ngành đào tạo trình độ ĐH, trường có văn bản báo cáo Bộ GD&ĐT dừng tuyển sinh, trong đó có ngành, khi thực hiện mở ngành đã thực hiện khảo sát nhu cầu xã hội không đầy đủ, dẫn đến không tuyển sinh được hoặc tuyển sinh với số lượng rất thấp kể từ khi mở ngành.

Tại thời điểm mở ngành, 7/9 ngành trường tự chủ mở có GV chủ trì, tổ chức thực hiện Chương trình đào tạo không có ngành phù hợp với ngành dự kiến mở, Trường tự xác định các GV chủ trì ngành có đủ 5 năm giảng dạy ĐH và có công trình nghiên cứu khoa học, bài báo về lĩnh vực ngành đăng ký đào tạo trong thời hạn 5 năm theo quy định. Trách nhiệm đế xảy ra thiếu sót thuộc về Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách và các đơn vị liên quan thuộc trường.

Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng.

Trường ĐH Hoa Sen không tổ chức tuyển sinh và/hoặc không tuyển sinh được 6 ngành từ năm 2021-2022, ngành Nhật Bản học từ năm học 2022 - 2023 và tạm dừng tuyển sinh 4 ngành. Trong đó có ngành, khi thực hiện mở ngành, trường đã khảo sát nhu cầu xã hội không đầy đủ dẫn đến không tuyển sinh được hoặc tuyển sinh với số lượng rất thấp kể từ khi mở ngành. Tại thời điểm mở ngành, 12 ngành trình độ ĐH, trường tự chủ mở có GV chủ trì, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo không có ngành phù hợp với ngành dự kiến mở. Trách nhiệm này thuộc Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách và các đơn vị liên quan của trường.

Trường ĐH Thủ Dầu Một khi mở ngành đã thực hiện khảo sát nhu cầu xã hội không đầy đủ dẫn đến không tuyển sinh được hoặc tuyển sinh với số lượng rất thấp kể từ khi mở ngành. Trách nhiệm thuộc về Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác tuyến sinh của trường.

Tại thời điểm mở ngành, có 7/16 ngành trường tự chủ mở có GV chủ trì, tổ chức thực hiện Chương trình đào tạo không có ngành phù hợp với ngành dự kiến mở. Trường tự xác định các GV chủ trì ngành có đủ 5 năm giảng dạy ĐH và có công trình nghiên cứu khoa học, bài báo về lĩnh vực ngành đăng ký đào tạo trong thời hạn 5 năm theo quy định. Trách nhiệm thuộc về Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách mở ngành và bộ phận tham mưu của trường.

Trước sai phạm của các trường, Thanh tra Bộ GD&ĐT kiến nghị Bộ GD&ĐT sửa các quy định hiện hành như làm rõ các quy định tại thông tư 17/2021 và 02/2022 về đội ngũ GV cơ hữu khi mở ngành; Sửa đổi, bổ sung Thông tư 02/2022 theo hướng quy định rõ việc xác định ngành của GV cơ hữu chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình đào tạo; Hướng dẫn các trường xử lý theo quy định đối với các ngành không tổ chức tuyển sinh, không tuyển sinh được hoặc tạm dừng tuyển sinh…

Hoa Tiên - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://phapluatplus.vn/tu-chu-mo-nganh-dao-tao-6-truong-dai-hoc-vi-pham-197995.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com