Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Phát động chương trình kích cầu du lịch vùng Tây Bắc

13/06/2020 12:00

Kinhte&Xahoi “Chương trình Kích cầu du lịch nội địa tại các tỉnh Tây Bắc” hướng đến mục tiêu khôi phục nhanh hoạt động du lịch nội địa trên toàn quốc, chuẩn bị sẵn sàng cho các hoạt động du lịch quốc tế thời gian tới và thúc đẩy việc triển khai tiềm năng to lớn của vùng du lịch Tây Bắc.

Sáng 12/6 tại Hà Nội, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã tổ chức lễ phát động “Chương trình Kích cầu du lịch vùng Tây Bắc”, thực hiện triển khai giai đoạn 2 của Chương trình kích cầu du lịch trên phạm vi toàn quốc.

Lễ phát động có sự tham gia của bà Nguyễn Thị Thanh Hương – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam; ông Nguyễn Văn Chương – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Trưởng ban Chỉ đạo hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng; ông Dương Văn Tiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái; ông Vũ Thế Bình – Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam; đại diện hãng hàng không Airline và các doanh nghiệp tham gia chương trình kích cầu.  

Nghi thức phát động Chương trình Kích cầu du lịch vùng Tây Bắc

Nhận định du lịch là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch Covid-19 gây ra nhưng cũng là ngành có khả năng hồi phục nhanh nhất, Chương trình kích cầu du lịch vùng Tây Bắc sẽ là hoạt động kích cầu khôi phục du lịch nội địa, chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt động du lịch quốc tế khi Chính phủ cho phép.

Mặt khác, Chương trình Kích cầu du lịch nội địa tại các tỉnh Tây Bắc sẽ thúc đầy khai thác tiềm năng to lớn về du lịch của Tây Bắc, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế và từng bước cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc tại đây.  

Ông Vũ Thế Bình - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam

Phát triển du lịch là con đường nhanh nhất trong chặng đường phát triển vùng đất này. Du lịch Tây Bắc là một trong những trọng điểm để phát triển trong chương trình kích cầu. Hiệp hội Du lịch Việt Nam khẳng định sẽ luôn đồng hành cùng các tỉnh Tây Bắc, tham gia tích cực vào khôi phục hoạt động du lịch, đẩy nhanh sự phát triển du lịch Tây Bắc, góp phần đưa du lịch thành kinh tế mũi nhọn của vùng”.  Ông Vũ Thế Bình – Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam chia sẻ: “Kích cầu du lịch thực sự trở thành một phong trào mạnh mẽ trong toàn ngành, hứa hẹn mang lại nhiều kết quả tốt đẹp cho ngành du lịch. Các tỉnh Tây Bắc là khu vực còn nhiều khó khăn về kinh tế nhưng lại là nơi giàu tài nguyên du lịch cả về thiên nhiên và văn hóa.

Chương trình kích cầu lần này cũng kêu gọi sự tham gia của các cấp, ngành và doanh nghiệp du lịch cùng đồng hành để xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, mang nét riêng của vùng đồng bào dân tộc Tây Bắc, tiếp tục vận động doanh nghiệp và các hộ kinh doanh du lịch thực hiện việc giảm giá nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cho các hoạt động du lịch nhằm thu hút khách đến với vùng.  

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương - Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Du lịch

Tổng cục Du lịch đánh giá cao kết quả hợp tác liên kết phát triển du lịch của 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng trong thời gian qua, đặc biệt hoan nghênh sáng kiến của Hiệp hội Du lịch Việt Nam và các tỉnh Tây bắc trong việc thực hiện Chương trình Kích cầu du lịch nội địa. Để đảm bảo sự thành công của chương trình, cần lưu ý đến nhu cầu, sở thích của khách du lịch nội địa và có sự thay đổi trong thời gian tới”.  Phát biểu tại lễ phát động, bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch đánh giá: “Khu vực Tây Bắc có tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch, được thiên nhiên bao bọc bởi vẻ đẹp hùng vĩ, riêng có địa hình, địa chất, cảnh quan và hệ sinh thái, có nền văn hóa đặc sắc và lịch sử hào hùng.

Đối với các doanh nghiệp du lịch, việc tham gia vào chương trình kích cầu giai đoạn 2 này sẽ giúp doanh nghiệp khẳng định thương hiệu của mình và mở rộng cơ hội phát triển trong tương lai.

Ông Vũ Thế Bình nhận định: “Các hoạt động kích cầu du lịch sẽ làm tăng thêm thị phần cho các doanh nghiệp du lịch, mặc dù các doanh nghiệp hiện nay rất khó khăn, tham gia kích cầu tức là họ tiếp tục hi sinh quyền lợi của họ nhiều hơn.

Nhưng vì tương lai gần là thiết lập lại thị trường nên các doanh nghiệp sẽ đồng hành cùng các chương trình kích cầu, ai tham gia người đó sẽ làm cho thương hiệu của mình càng thêm nổi bật, vì vậy tương lại sẽ thuộc về họ”. 

Các đại biểu tham gia chương trình

Theo kế hoạch, ngay sau lễ phát động sẽ là Chương trình khảo sát sản phẩm du lịch vùng Tây Bắc, thực hiện trong 5 ngày từ 12/6 đến 16/6. Ban Truyền thông của Hiệp hội Du lịch cũng phối hợp với Câu lạc bộ nhà báo du lịch, các cơ quan truyền thông Trung ương, địa phương để truyền thông cho các hoạt động trong chương trình kích cầu.   

 Hà Trang

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nhiều đánh giá tích cực sau đợt khảo sát trực tuyến học sinh lớp 12 ở Hà Nội

Cuối tháng 5, hơn 74.000 học sinh lớp 12 trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tham gia kiểm tra khảo sát chất lượng bằng hình thức trực tuyến. Đây là đợt khảo sát đầu tiên trong tổng số 3 đợt mà Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ tổ chức trong năm 2020. Đợt khảo sát đã nhận được nhiều đánh giá tích cực từ phụ huynh và học sinh.

Định vị cho nông sản Thủ đô

Việc xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định vị trí, giá trị của nông sản trên thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Để định hình vị thế cho nông sản Thủ đô, việc xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu phải trở thành chiến lược phát triển chung, từ đó nâng cao chuỗi giá trị và có thể đứng vững trên thị trường trong nước, quốc tế.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/van-hoa-giai-tri/phat-dong-chuong-trinh-kich-cau-du-lich-vung-tay-bac-d126939.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com