Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Các đại biểu nhất trí xây dựng đường vành đai 4 Thủ đô và vành đai 3 TP HCM

10/06/2022 12:23

Kinhte&Xahoi Theo các đại biểu quốc hội, việc cấu trúc đô thị với hệ thống đường vành đai và xuyên tâm là mô hình phổ biến trên thế giới đang áp dụng.

Phát biểu mở đầu phiên làm việc tại hội trường, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư các dự án xây dựng đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội; đường vành đai 3 TP Hồ Chí Minh.

Cần làm rõ lộ trình đầu tư Dự án đường vành đai 4 Thủ đô Hà Nội

Theo đại biểu Nguyễn Đại Thắng (đoàn ĐBQH Hưng Yên), việc đầu tư hoàn thành dự án đường vành đai 4 hết sức cần thiết và cấp bách, là động lực để thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt kinh tế xã hội. Tuyến đường sẽ góp phần kết nối nhiều khu, cụm công nghiệp, khu đô thị, các tỉnh, thành phố trong vùng giao thương trong nội bộ vùng Thủ đô trở lên. Bên cạnh đó, đại biểu cũng cho biết, dự án đường Vành đai 4 Thủ đô Hà Nội được chia thành bảy dự án thành phần do các địa phương quyết định đầu tư, đã xác định rõ nguồn vốn để thực hiện và tổ chức triển khai.

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng – Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên: Cần làm rõ lộ trình đầu tư Dự án đường vành đai 4 Thủ đô Hà Nội

Các địa phương trong vùng dự án đã cam kết bố trí đủ nguồn lực theo phân cấp để đầu tư dự án, bảo đảm hoàn thành dự án theo tiến độ đề ra. Việc chia nhỏ các dự án thành phần, kêu gọi hợp tác công tư, giao cho các địa phương thực hiện theo hình thức cuốn chiếu là giải pháp cơ bản để bảo đảm nguồn vốn, rút ngắn tiến độ dự án.

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP HCM).

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa - Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh: Đại biểu khẳng định đường vành đai 3 Tp.Hồ Chí Minh nó sẽ tạo ra một hiệu ứng đột phá, tháo gỡ điểm nghẽn nhiều năm qua cho hồi phục kinh tế và phát triển kinh tế của khu vực miền Đông Nam Bộ, trong đó có Tp.Hồ Chí Minh. Điều 3, khoảng 2 c của dự thảo Nghị quyết đề cập về cơ chế chỉ định thầu. Nội dung chỉ định thầu trong quá trình triển khai dự án áp dụng đối với gói thầu tư vấn, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư.

Với nội dung này, đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề xuất cho phép Thủ tướng ủy quyền cho Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan xem xét, quyết định việc chỉ định thầu trong quá trình triển khai thực hiện dự án này. Đối với các gói thầu liên quan, có nhiều địa phương thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư nên việc Thủ tướng ủy quyền có nghĩa là quyền vẫn là do Thủ tướng quyết định giao cho nơi nào thực hiện.

Mặt khác, cần quy định trình tự, thủ tục thực hiện chỉ định thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Trong thời gian thực hiện dự án, nếu có phát sinh công việc chỉ định thầu hay nếu phát sinh những vấn đề liên quan cần xin ý kiến thì Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố báo cáo Thủ tướng. Nếu cần thiết thì trong dự thảo Nghị quyết có thể là Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định kéo dài thời gian áp dụng cơ chế này.

Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (đoàn Long An)

Trong khi đó, Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (đoàn Long An) đề nghị quan tâm bố trí đủ nguồn vốn triển khai thực hiện cho các địa phương không phát hành trái phiếu để đảm bảo được bố trí đủ vốn và kịp thời. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo quyết liệt các địa phương trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, đảm bảo đúng theo tiến độ xác định. Đây là nội dung khó, cần thể hiện sự quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Đồng thời, đại biểu cũng đề nghị có cơ chế chỉ định thầu đối với một số gói thầu như tư vấn di dời hạ tầng kỹ thuật, đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư. Trong đó việc chỉ định thầu phải có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ và tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị phân cấp, phân quyền cho các địa phương trong việc quản lý, khai thác, sử dụng quỹ đất dọc theo tuyến đường đi qua cho việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và cho thẩm quyền để chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp nhằm giúp cho các địa phương chủ động trong việc triển khai dự án và thu hút đầu tư.

Cần có biện pháp bảo đảm không tái lấn chiếm trong giải phóng mặt bằng

Đối với công tác giải phóng mặt bằng, Đại biểu Nguyễn Hải Anh- Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp bày tỏ nhất trí với đề xuất của Chính phủ về việc giải phóng mặt bằng theo quy mô mặt cắt ngang hoàn chỉnh một lần đối với cả hai Dự án, cũng như giải phóng mặt bằng hoàn chỉnh với nút giao liên thông, bởi phương án này sẽ tránh được các tình huống phức tạp, gây mất ổn định đời sống cho người dân khi thực hiện giải phóng còn nhiều lần.

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng cần có biện pháp bảo đảm không tái lấn chiếm.Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị chọn phương án giải phân cách cứng như đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng để đảm bảo tiết kiệm diện tích sử dụng đất, giảm chi phí giải phóng mặt bằng, giảm chi phí, thời gian thi công.

ĐBQH Hoàng Văn Cường (đoàn TP Hà Nội)

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, đường Vành đai 4 vùng Thủ đô và đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh đều là đường cao tốc nhưng khác hoàn toàn với các tuyến đường cao tốc khác mà đây là cao tốc của vành đai. Cho nên là khi tuyến đường này hình thành thì các lân cận quanh đường sẽ hình thành lên các trung tâm đô thị, các trung tâm thương mại, các trung tâm phân phối. Đây chính là một nguồn lực rất lớn cho quá trình phát triển ở các vùng, đại biểu nêu rõ.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa - Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh: Cần nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế về khai thác quỹ đất hai bên đường cao tốc
 

Đại biểu cho biết thêm, thời gian qua khi mới chỉ nghe dư luận là Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận về tuyến đường này thì giá đất đai ở khu vực này đã sôi động lên và giá tăng lên rất nhiều lần. Đại biểu cho rằng nếu không có biện pháp khai thác thì nguồn lực này nó sẽ bị lãng phí.

Do đó, cùng với việc phê duyệt chủ trương xây dựng tuyến đường này, đại biểu đề nghị Chính phủ nên đề xuất với Quốc hội có một cơ chế đặc thù để khai thác nguồn lực này. Theo đó, cơ chế này được thực hiện theo phương thức là cùng với việc quy hoạch chi tiết xây dựng các tuyến đường vành đai này thì nên quy hoạch đồng thời khu vực hai bên đường này để hình thành nên các khu đô thị hiện đại, các trung tâm thương mại, các trung tâm phân phối, các trung tâm trung chuyển hàng hóa và các hệ thống đường không chỉ là đường song hành mà kể cả các hệ thống đường kết nối trong khu vực.

Cần những con "đường cao tốc" trong tư duy chính sách và thủ tục hành chính

Đại biểu Vũ Tiến Lộc – Đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Phát biểu tại phiên họp, Đại biểu Vũ Tiến Lộc – Đoàn ĐBQH TP Hà Nội cho rằng, trong lĩnh vực phát triển đường cao tốc và thể chế đặc thù hứa hẹn sẽ tạo ra những đột phá trong cơ sở hạ tầng và trong cơ chế của nền kinh tế. Chúng ta cần những con đường cao tốc trong giao thông vận tải, chúng ta cũng rất cần những con đường cao tốc trong tư duy chính sách và thủ tục hành chính để có thể khơi thông những điểm nghẽn không chỉ cơ sở hạ tầng mà còn về thể chế, chính sách, về thủ tục hành chính cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

Đại biểu khẳng định, việc quyết định xây dựng hai tuyến đường vành đai vùng Thủ đô Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh là một quyết sách chiến lược, đáp ứng cùng một lúc, đa mục tiêu. Thứ nhất đó là biện pháp đột phá để thúc đẩy giải lần đầu tư công là giải pháp kinh điển trong giai đoạn phục hồi, phát triển kinh tế nước nào cũng phải áp dụng. Thứ hai sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế như hiện nay.

Làm rõ về tính cấp thiết, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của cả hai dự án đối với hai vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, giải quyết được điểm nghẽn về quy hoạch không gian của đô thị, về hạ tầng giao thông của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết thêm mục đích các dự án lần này có sự thay đổi về cách tiếp cận. Theo đó phải đảm bảo được ký kết nối vùng, liên kết vùng, giảm ùn tắc, ô nhiễm; phải mở rộng được không gian phát triển cho hai thành phố và cho cả vùng; phải nâng cao được sức cạnh tranh và phải biến nó thành một động lực cho phát triển. Mục tiêu không chỉ để hình thành một tuyến hành lang giao thông mà phải biến nó thành một hành lang kinh tế, phải phát triển theo quy hoạch và thu hồi lại các giá trị địa tô tăng lên, đảm bảo giá trị địa tô được chia ra làm cho Nhà nước - nhà đầu tư - người dân đảm bảo hài hòa lợi ích..

 Quang Vũ - Pháp luật Plus 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/cac-dai-bieu-nhat-tri-xay-dung-duong-vanh-dai-4-thu-do-va-vanh-dai-3-tp-hcm-d183521.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com