Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Bộ Y tế hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh đậu mùa khỉ

29/07/2022 19:05

Kinhte&Xahoi Ngày 29/7, Bộ Y tế đã có Quyết định số 2099/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ ở người

Theo đó, đậu mùa khỉ (monkey pox) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây dịch, do virus đậu mùa khỉ gây ra. Bệnh có nguồn gốc từ châu Phi, lây truyền từ động vật sang người và từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với tổn thương da, dịch cơ thể, qua quan hệ tình dục, giọt bắn đường hô hấp, vật dụng của người bị nhiễm và lây truyền từ mẹ sang con.

Ảnh minh hoạ

Bệnh có các triệu chứng chính là sốt, phát ban dạng phỏng nước và sưng hạch ngoại vi, có thể gây biến chứng nặng dẫn tới tử vong.

Theo Bộ Y tế, bệnh đậu mùa khỉ có các triệu chứng chính là sốt, phát ban dạng phỏng nước và sưng hạch ngoại vi, có thể gây biến chứng nặng dẫn tới tử vong. Thời gian ủ bệnh 6 - 13 ngày (dao động từ 5 - 21 ngày), người nhiễm không có triệu chứng và không có khả năng lây nhiễm.

Bệnh được chia thành 3 thể. Trong đó, thể không triệu chứng khi người nhiễm virus đậu mùa khỉ không có bất kể triệu chứng lâm sàng nào. Thể nhẹ: Các triệu chứng thường hết sau 2 - 4 tuần mà không cần bất kỳ biện pháp điều trị đặc hiệu nào.

Thể nặng: Thường gặp trên nhóm đối tượng nguy cơ cao (phụ nữ mang thai, người cao tuổi, trẻ em, người mắc bệnh lý nền, suy giảm miễn dịch,...), có thể dẫn tới tử vong, thường từ tuần thứ 2 của bệnh. Người bệnh có thể gặp tình trạng nhiễm khuẩn da, với các biểu hiện sốt kéo dài, dịch nốt phỏng đục hoặc nốt phỏng bị vỡ chảy dịch đục.

Một số có thể bị viêm phổi (ho, tức ngực, khó thở), viêm não (ý thức suy giảm, co giật, lú lẫn, hôn mê), nhiễm khuẩn huyết (sốt kéo dài, tổn thương các cơ quan phủ tạng).

Về điều trị, Bộ Y tế cho biết, điều trị triệu chứng là chủ yếu; đảm bảo dinh dưỡng, cân bằng nước điện giải và hỗ trợ tâm lý; sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu ở những trường hợp nặng và cơ địa đặc biệt (trẻ sơ sinh, người cao tuổi, người bị suy giảm miễn dịch,...) theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và các quy định của Việt Nam.

Với thể nhẹ, chủ yếu điều trị triệu chứng như: Hạ sốt, giảm đau; chăm sóc tổn thương da, mắt, miệng; bảo đảm dinh dưỡng, cân bằng điện giải; theo dõi và phát hiện sớm các biến chứng nếu có như: viêm phổi, nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn huyết, viêm não... để điều trị ở buồng cách ly tại khoa hồi sức; phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định.

Với thể nặng, cần điều trị ở buồng cách ly tại khoa hồi sức, điều trị biến chứng (nếu có) theo các phác đồ đã ban hành.

Thuốc điều trị đặc hiệu được chỉ định những trường hợp như: Người có biến chứng nặng (nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm não...); người bị suy giảm miễn dịch (HIV, ung thư, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc corticosteroid liều cao...); trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 8 tuổi; phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú; những người đang có bệnh cấp tính tiến triển.

Về phân tuyến điều trị theo thể bệnh, y tế xã/phường, quận/huyện sẽ điều trị ca bệnh không triệu chứng, ca bệnh nhẹ có các triệu chứng thông thường của bệnh.

Tuyến tỉnh, Trung ương sẽ tiếp nhận ca bệnh nặng hoặc có nguy cơ trở nặng (trẻ sơ sinh, người bị suy giảm miễn dịch, người cao tuổi, bệnh nền, phụ nữ mang thai), ca bệnh có biến chứng nặng.

Các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh cần theo dõi, xem xét chuyển tuyến điều trị như: Giảm thị lực; giảm ý thức, hôn mê, co giật; suy hô hấp; chảy máu, giảm số lượng nước tiểu; các dấu hiệu của nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn.

Tiêu chuẩn xuất viện là người bệnh cách ly tối thiểu 14 ngày và người bệnh hết các triệu chứng về lâm sàng (không xuất hiện tổn thương trên da mới tối thiểu 48 giờ và các tổn thương cũ đã đóng vảy).

 Phương Thu - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội: Tăng xử lý xe quá tải, "giải cứu" những con đường "quá khổ"

Hơn một tháng lực lượng chức năng thực hiện đợt cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, hàng nghìn xe quá tải, cơi nới thành thùng bị xử lý. Qua đó, “những con đường đau khổ”, gồng mình gánh xe quá tải phần nào đã được "giải cứu". Vấn đề đặt ra, cần phải duy trì hoạt động kiểm tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm này để tăng tính răn đe, nâng cao ý thức của chủ xe, người điều khiển phương tiện để xử lý dứt điểm tình trạng “xe quá tải, đường quá khổ”.

link bài gốchttps://tuoitrethudo.com.vn/bo-y-te-huong-dan-chan-doan-dieu-tri-benh-dau-mua-khi-202236.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com