Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Tháo gỡ vướng mắc về cơ chế đầu tư cho dự án đường Hồ Chí Minh

24/05/2022 20:11

Kinhte&Xahoi Nguyên nhân quan trọng khiến dự án đường Hồ Chí Minh triển khai chậm là do thể chế khiến chúng ta chưa huy động được các nguồn lực trong xã hội, các nhà đầu tư tư nhân, nước ngoài tham gia vào dự án.

Chiều 24/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thảo luận ở tổ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 66/2013/QH13 và kế hoạch triển khai dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc (đoàn Hà Nội)

Thảo luận tại tổ, đại biểu Vũ Tiến Lộc (đoàn Hà Nội) bày tỏ sự nhất trí cao với báo cáo thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về tổng kết, đánh giá tổng thể tình hình thực hiện Nghị quyết số 66/2013/QH13 và kế hoạch triển khai dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo.

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, giao thông đường bộ đang là điểm nghẽn cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. “So với các nước trong khu vực cũng như thế giới, Việt Nam đang tụt hậu về cơ sở hạ tầng giao thông, chỉ số kết nối giao thông đường bộ thấp. Vì thế, chi phí logistics tại Việt Nam tăng cao, gấp đôi nhiều nước trên thế giới, ảnh hưởng không nhỏ đến sức cạnh tranh của nền kinh tế”, đại biểu Vũ Tiến Lộc nêu.

Từ phân tích trên đại biểu Vũ Tiến Lộc cho rằng, nguyên nhân quan trọng khiến dự án này chậm là do thể chế khiến chúng ta chưa huy động được các nguồn lực trong xã hội, các nhà đầu tư tư nhân, nước ngoài tham gia vào dự án. Vì thế, đại biểu đề nghị cần sớm tháo gỡ vướng mắc liên quan đến vấn đề này.

Còn theo đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (đoàn Hà Nội), khảo sát thực tế cho thấy, việc thu hồi vốn của nhiều dự án thuộc tuyến đường Hồ Chí Minh là rất khó, đặc biệt với các nhà đầu tư tư nhân. Vì thế, theo đại biểu, với dự án có nhiều ý nghĩa quan trọng như đường Hồ Chí Minh thì việc sử dụng nguồn vốn đầu tư công của Nhà nước là hợp lý.

Các đại biểu Quốc hội TP Hà Nội thảo luận tại tổ

Tham gia ý kiến tại tổ, đại biểu Hoàng Đức Chính (đoàn Hòa Bình) cho biết Dự án đường Hồ Chí Minh là dự án quan trọng Quốc gia được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 38/2004/QH11 và phê duyệt điều chỉnh tại Nghị quyết số 66/2013/QH13 đến năm 2020 - 2021. Theo kế hoạch, đến năm 2020 hoàn thành nối thông toàn tuyến từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau), tuy nhiên đến năm 2022 đã quá so với thời hạn Nghị quyết số 66 gần 2 năm nhưng vẫn có 3 đoạn chưa hoàn thành.

Đại biểu Chính cho rằng, theo báo cáo và tờ trình của Chính phủ, từ nay đến hết năm 2025 sẽ đầu tư nốt 2 đoạn còn lại là Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn và Rạch Sỏi - Bến Nhất - Gò Quao - Vĩnh Thuận; Còn đoạn Cổ Tiết - Chợ Bến sẽ đầu tư sau năm 2025.

Cùng với đó, trong báo cáo của Chính phủ cũng cho thấy, đoạn Cổ Tiết - Chợ Bến có đề xuất là tận dụng Quốc lộ 32 và Quốc lộ 21 để nối thông toàn tuyến theo quy mô 2 làn xe, nhưng trong cả tờ trình và báo cáo lại không nêu rõ hình thức đầu tư và thời điểm để kết thúc dự án này.

Do vậy, để bảo đảm tiến độ và hiệu lực của Nghị quyết, góp phần phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm nghiên cứu bố trí nguồn lực đầu tư toàn bộ để hoàn thành 3 dự án thành phần còn lại trong giai đoạn đầu tư công trung hạn 2021 - 2025.

Đại biểu Nguyễn Minh Hoàng (Đoàn thành phố Hồ Chí Minh) đề xuất chú trọng công tác an sinh xã hội, bố trí tái định cư cho các hộ gia đình đồng bào dân tộc bị ảnh hưởng bởi dự án tại khu vực Tây Nguyên. Đại biểu cũng lưu ý yếu tố về quốc phòng - an ninh dự án đường Hồ Chí Minh, trong đó cần có nhánh kết nối dự án với đường tuần tra biên giới nhằm phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm giao thông...

 Thường Duy - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/thao-go-vuong-mac-ve-co-che-dau-tu-cho-du-an-duong-ho-chi-minh-197232.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com