Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Đơn hàng không thiếu, doanh nghiệp dệt may không dám nhận nhiều

18/12/2021 14:18

Kinhte&Xahoi Đơn hàng dệt may không thiếu nhưng doanh nghiệp không dám nhận nhiều vì không chủ động được lực lượng sản xuất. Nếu không đảm bảo tiến độ có thể phải giao hàng bằng đường hàng không, chi phí rất lớn.

Vấn đề lao động đang là nỗi đau đầu của doanh nghiệp dệt may

Thực trạng trên được ông Trần Như Tùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công cho biết tại hội thảo trực tiếp kết hợp trực tuyến "Phát triển bền vững ngành dệt may trong bối cảnh COVID-19", diễn ra ngày 17/12.

Ông Tùng cho biết, doanh nghiệp dệt may hiện có nhiều thách thức lớn do tác động của dịch COVID-19, các biện pháp phòng chống dịch đặt ra yêu cầu doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn.

Lấy ví dụ, nhà máy của công ty ông Tùng ở miền Tây quy định khi công nhân test nhanh phát hiện dương tính thì phải ở lại công ty, đến khi có test PCR khẳng định mới được đi cách ly tập trung.

"Như vậy mất từ 3-5 ngày phải ở lại công ty, nên để lo chăm sóc cho người lao động, doanh nghiệp phải xây dựng khu lưu trú tạm thời. Trong bối cảnh số lượng F0 đang tăng dần lên, đây là vấn đề khó cho doanh nghiệp", ông Tùng chia sẻ.

Trong khi đó, chi phí logistics cũng tăng rất cao. Trước đây, mua nguyên phụ liệu nhập Trung Quốc mua theo giá CIF (giao hàng tại cảng) thì nay chuyển sang bán theo FOB (giao hàng miễn trách nhiệm của người bán).

"Với mức chi phí tăng bằng lần, doanh nghiệp hoàn toàn phải chịu chi phí này, khiến giảm lợi nhuận", ông Tùng cho biết.

Vị này cũng cho biết, đơn hàng dệt may đã phục hồi và không thiếu, nhưng không dám nhận đơn hàng vì không chủ động được lực lượng sản xuất, bởi nếu không đảm bảo tiến độ có thể phải giao hàng bằng đường hàng không, chi phí rất lớn.

Ông Tùng lấy dẫn chứng, nhà máy của Thành Công ở Vĩnh Long chuyên sản xuất cho hãng thể thao Adidas, nhưng cũng không dám nhận nhiều.

"Doanh nghiệp không sợ thiếu đơn hàng mà chỉ sợ không đủ lực lượng lao động để sản xuất, trong khi chi phí vận chuyển hàng không rất cao, mà không phải nhãn hàng nào cũng chia sẻ chi phí này", ông Tùng chia sẻ.

Ngoài nỗi lo vấn đề lao động, doanh nghiệp dệt may nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp nói chung cũng đang đau đầu về việc chi phí logistics tăng cao.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) đánh giá, mặc dù Việt Nam đã ký kết được nhiều hiệp định thương mại (FTA) quan trọng mang lại nhiều đơn hàng và lợi thế xuất khẩu đến các thị trường. Tuy nhiên, chi phí logistics lại trở thành rào cản khiến cho doanh nghiệp không thể tận dụng được các FTA.

Cụ thể, khi dịch COVID-19 bùng phát ở phía Nam, các doanh nghiệp dệt may liên tục giao hàng chậm vì các cảng biển, sân bay hạn chế ra vào dẫn tới việc thông thương hàng hóa khó khăn, thiếu lực lượng bốc xếp. Nhiều doanh nghiệp phải chuyển sang xuất hàng bằng đường hàng không, khiến cho chi phí bị đội lên rất nhiều.

"Có trường hợp một doanh nghiệp đã phải tốn chi phí lên tới 1,8 triệu USD để vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không", bà Mai cho biết.

Do đó, theo bà Mai, trong thời gian tới, Việt Nam cần có quyết sách phát triển vận chuyển đường biển thương hiệu Việt Nam.

Bà Mai cho biết, việc phát triển đội tàu container lớn kinh doanh tuyến xa đi Châu Mỹ, Châu Âu… là những thị trường lớn của ngành hàng dệt may Việt Nam để tránh lệ thuộc vào các đội tàu của nước ngoài.

 Hậu Lộc - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/don-hang-khong-thieu-doanh-nghiep-det-may-khong-dam-nhan-nhieu-185882.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com