Xem nhiều

Xử lý cơ sở sử dụng mạng xã hội Zalo để bán mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ

28/05/2020 11:17

Kinhte&Xahoi Một cơ sở bán mỹ phẩm qua zalo ở Bình Phước vừa bị xử phạt theo chỉ đạo tăng cường kiểm tra, xử lý các đối tượng kinh doanh hàng hóa trái phép thông qua các trang mạng xã hội.

Thực hiện chỉ đạo của Cục QLTT Bình Phước về tăng cường kiểm tra, xử lý các đối tượng kinh doanh hàng hóa trái phép thông qua các trang mạng xã hội như: Facebook, Zalo.

Qua theo dõi và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, Đoàn kiểm tra của Đội QLTT số 7 (Đội cơ động) phát hiện tài khoản Zalo: Cự Phụ liệu tóc Trường Mạnh thường xuyên rao bán các loại mỹ phẩm không có nguồn gốc xuất xứ qua địa chỉ Zalo này.

 Cơ sở bán hàng qua zalo bị xử phạt.

Xác minh làm rõ tài khoản Zalo trên là của bà Lang Thị Phương, đồng thời là Chủ cơ sở kinh doanh mỹ phẩm - phụ liệu tóc Trường Mạnh, địa chỉ tại: Khu phố 7, phường Long Phước, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước.

Vào lúc 09h00 ngày 21/5/2020, Đoàn kiểm tra của Đội QLTT số 7 đã tiến hành kiểm tra đột xuất đối với cơ sở mỹ phẩm - phụ liệu tóc Trường Mạnh tại địa chỉ trên, phát hiện tại cơ sở đang bày bán một số mặt hàng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, gồm: 256 sản phẩm mỹ phẩm các loại (trong đó: 114 lọ kem làm mềm da hiệu LAFUCO, 142 miếng mặt nạ dưỡng da colagen), có tổng trị giá 11.940.000 đồng theo giá bán niêm yết trên sản phẩm vi phạm.

 Sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Trực tiếp làm việc với chủ cơ sở kinh doanh đã không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh minh nguồn gốc hợp pháp số mỹ phẩm này.

Đoàn kiểm tra tiến hành lập Biên bản vi phạm hành chính, sau khi xác minh làm rõ đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Lang Thị Phương về hành vi kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và buộc bà Lang Thị Phương phải tiêu hủy toàn bộ số mỹ phẩm vi phạm trên theo quy định của pháp luật.

Đây là vụ việc đầu tiên trong quý II/2020 Cục QLTT Bình Phước xử lý đối với đối tượng kinh doanh hàng hóa vi phạm thông qua các hình thức mạng xã hội, thời gian tới Cục sẽ tiếp tục chỉ đạo các Đội QLTT tăng cường công tác quản lý địa bàn, tổ chức theo dõi chặt chẽ các hoạt động mua bán hàng hóa trôi nỗi, không rõ xuất xứ, nhập lậu, không đủ điều kiện lưu hành thông qua các hình thức áp dụng máy tính, điện thoại di động thông minh để giao dịch mua bán qua môi trường mạng để xử lý kịp thời có hiệu quả hơn nữa đối với các hình thức kinh doanh hàng hóa trái phép này.

Thu Hà

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Dệt may Việt Nam tìm “giấy thông hành” vào Mỹ và châu Âu

Dệt may được đánh giá là ngành được hưởng lợi khá nhiều khi Hiệp định Tự do Thương mại Việt Nam - Châu Âu đi vào thực thi.. Tuy nhiên, trước mắt, các thị trường lớn đều vẫn đang vật lộn với dịch Covid-19 nên tận dụng thời cơ để xuất khẩu khẩu trang là điều mà doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang thực hiện. Nhưng để tìm được giấy thông hành sang Mỹ và châu Âu là điều không hề dễ dàng…

Link bài gốc http://vietq.vn/xu-ly-co-so-su-dung-mang-xa-hoi-zalo-de-ban-my-pham-khong-ro-nguon-goc-xuat-xu-d174491.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com