Xem nhiều

Hà Nội: Các doanh nghiệp quảng cáo ngoài trời đồng loạt kêu cứu?

21/09/2018 09:17

Kinhte&Xahoi Theo các doanh nghiệp quảng cáo, việc thu hồi để đấu thầu các vị trí quảng cáo có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp.

Tòa soạn nhận được đơn kêu cứu của 20 doanh nghiệp quảng cáo thuộc thành viên của Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam đề nghị UBND TP. Hà Nội xem xét những điểm bất hợp lý trong nội dung Quyết định số 1997/QĐ-UBND ngày 24/4/2018 và dự thảo kế hoạch triển khai quyết định này của UBND TP.Hà Nội liên quan đến quy hoạch quảng cáo ngoài trời.

Văn bản số 62/CV-HH của Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam gửi tới Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành.

Theo đơn kêu cứu của các doanh nghiệp, Quyết định số 1997/QĐ-UBND và Dự thảo Kế hoạch triển khai thực hiện quyết định này không tuân thủ nguyên tắc công khai, minh bạch, lấy ý kiến tổ chức cá nhân khi xây dựng quy hoạch quảng cáo ngoài trời.

Tại khoản 2, Điều 37 Luật Quảng cáo năm 2012 thì việc quy hoạch phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản như Bảo đảm tính ổn định, công khai, minh bạch và khả thi; Ưu tiên kế thừa các vị trí quảng cáo phù hợp với quy hoạch đã có trước, trong trường hợp thực hiện hoặc điều chỉnh quy hoạch gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân thì cơ quan phê duyệt quy hoạch có trách nhiệm tổ chức đền bù theo quy định của pháp luật; Lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo và nhân dân.

Ngoài ra, Điều 18, Nghị định số 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo 2012 cũng chỉ  rõ việc xây dựng, phê duyệt và thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời phải lấy ý kiến công khai của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Đồng thời trong Quyết định 1997/QĐ-UBND cũng đã đưa ra nguyên tắc này.

Văn bản số 8393/VPCP-ĐMDN của Văn phòng Chính phủ gửi UBND TP. Hà Nội.

Được biết, ngày 15/8/2018 trong bản dự thảo lần 2, UBND TP. Hà Nội đã lấy ý kiến của một số ban ngành liên quan góp ý vào bản dự thảo, tuy nhiên gần 1 tháng nay, về phía các doanh nghiệp là thành viên của Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam vẫn chưa nhận được đề nghị góp ý kiến vào bản dự thảo đó.

Thực tế doanh nghiệp chưa nắm được lộ trình của công tác xin ý kiến này ra sao, gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho các doanh nghiệp quảng cáo. Nếu các cơ quan chức năng bỏ qua quy trình này không những vi phạm những quy định của pháp luật mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các doanh nghiệp quảng cáo khi doanh nghiệp không có cơ hội trình bày, đóng góp ý kiến của mình vào quy hoạch cũng như được hướng dẫn, tháo gỡ các vướng mắc để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân các doanh nghiệp.

Không những thế, Quyết định số 1997/QĐ-UBND và bản Dự thảo kế hoạch triển khai chưa tuân thủ đầy đủ nguyên tắc ưu tiên, kế thừa các vị trí quảng cáo phù hợp với quy hoạch khi xây dựng quy hoạch quảng cáo ngoài trời.

Trong bản dự thảo lần 2, mục 2 phần IV quy định về tổ chức thực hiện, thời gian, phân công trách lại lại quy định “Đối với những vị trí quảng cáo được kế thừa, điều chỉnh, bổ sung theo Quyết định số 348/QĐ-UBND ngày 13/1/2013 của UBND thành phố được tiếp tục thực hiện sau 03 tháng kể từ ngày ban hành kế hoạch này. Sau đó sẽ thu hồi vị trí để tổ chức đấu thầu theo quy định”.

Như vậy, nội dung bản dự thảo này chưa tuân thủ nguyên tắc “ưu tiên kế thừa các vị trí quảng cáo phù hợp với quy hoạch đã có trước” quy định tại Luật Quảng cáo 2012. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các doanh nghiệp đã lắp đặt quảng cáo tại các vị trí đúng với quy hoạch tại Quyết định 348/QĐ-UBND ngày 13/1/2018 và Quyết định số 1180/QĐ-UBND ngày 30/03/2007, gây nhiều bức xúc cho doanh nghiệp.

Quyết định số 1997/QĐ-UBND của UBND TP. Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn TP. Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2050

Bên cạnh đó, nội dung tổ chức đấu thầu các vị trí quảng cáo ngoài trời tại Quyết định số 1997/QĐ-UBND và Dự thảo Kế hoạch để tổ chức, triển khai thực hiện Quyết định số 1997/QĐ-UBND còn tồn tại những điểm bất cập, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho quyền – lợi ích hợp pháp cho các doanh nghiệp vì thực tế cho thấy, việc quảng cáo ngoài trời có đặc thù riêng, các vị trí quảng cáo nằm đơn lẻ, rải rác trong toàn thành phố và thuộc quyền quản lý, sử dụng của nhiều chủ thể khác nhau: đất của tư nhân, doanh nghiệp, đất công… đã được các doanh nghiệp thuê dài hạn hoặc nhận chuyển nhượng và tự bỏ vốn đầu tư, kinh doanh bảng quảng cáo hợp lệ từ nhiều năm, được cơ quan Nhà nước thừa nhận qua việc cấp phép xây dựng, cấp phép quảng cáo. Đó chính là tài sản hợp hiến, hợp pháp của doanh nghiệp.

Theo Tiến sỹ Đinh Quang Ngữ, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam: Nếu Thành phố thu hồi lại toàn bộ các bảng quảng cáo này để đấu thầu lại thì có thể gây ra thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng cho các doanh nghiệp, khiến các doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản cũng như ảnh hưởng đến công ăn việc làm của hàng nghìn người lao động.

Trong trường hợp đó, mục tiêu của Quyết định số 1997/QĐ-UBND trong việc: “Đảm bảo tính công bằng, minh bạch và khả thi sau khi quy hoạch được phê duyệt; tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quảng cáo ổn định và phát triển” sẽ không đạt được mà còn ảnh hưởng đến sự sống còn của các doanh nghiệp.

Thêm vào đó, cho đến thời điểm hiện tại, UBND TP Hà Nội cũng chưa ban hành quy định về việc đấu thầu các bảng quảng cáo ngoài trời để các doanh nghiệp được biết và có phản hồi cũng như có phương án bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp. Như vậy, nội dung tổ chức đấu thầu các vị trí quảng cáo ngoài trời tại Quyết định số 1997/QĐ-UBND và Dự thảo Kế hoạch để tổ chức, triển khai thực hiện Quyết định số 1997/QĐ-UBND là không hợp lý, vi phạm các nguyên tắc, quy định pháp luật.

Biển quảng cáo ngoài trời

Doanh nghiệp cần công khai trong công bố quy hoạch

Được biết, theo quy định tại điểm a khoản 1, điều 38 Luật Quảng cáo được chính thức ban hành ngày 1/1/2013 về trách nhiệm xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời thì UBND các tỉnh có trách nhiệm “Xây dựng và phê duyệt quy hoạch quảng cáo ngoài trời tại địa phương trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Luật này có hiệu lực”. Kể từ đó đến nay rất nhiều tỉnh đã ban hành quy hoạch quảng cáo ngoài trời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ  sở triển khai hoạt động kinh doanh theo hành lang pháp lý ổn định.

Tuy nhiên, sau 4 năm chờ đợi, ngày 24/4/2018, UBND TP.Hà Nội mới ban hành Quyết định số 1997/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2050. Tháng 5/2018 Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội, cơ quan tham mưu xây dựng quy hoạch đã gửi Dự thảo kế hoạch triển khai đến Hiệp hội Quảng cáo xin ý kiến đóng góp (dự thảo lần 1).

Về cơ bản các doanh nghiệp trong Hiệp hội đều đồng tình với bản dự thảo này, nó khẳng định tính kế thừa theo Quyết định số 348/QĐ-UBND ngày 13/1/2018 và Quyết định số 1180/QĐ-UBND ngày 30/03/2007 của UBND thành phố.Trung tuần tháng 8/2018, trong bản dự thảo lần 2, được biết UBND TP.Hà Nội đã xin ý kiến của các Sở, Ngành, qua đó lại có chủ trương thu hồi đối với các vị trí quảng cáo được kế thừa, điều chỉnh, bổ sung theo Quyết định 348/QĐ-UBND để đấu thầu.

Việc thu hồi về đấu thầu đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến các hợp đồng đang thực hiện của hàng chục doanh nghiệp quảng cáo, thiệt hại về kinh tế là rất lớn và khiến các doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản cũng như ảnh hưởng đến công ăn việc làm của hàng nghìn người lao động.

Đứng trước thực trạng đó, ngày 20/8/2018, các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội đã gửi đơn Kêu cứu khẩn cấp lên Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), HĐND Thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung và các cơ quan chức năng... về việc đề nghị xem xét sửa đổi và điều chỉnh bản Dự thảo Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1997/QĐ-UBND để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp đang kinh doanh trong hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn TP Hà Nội.

Các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động quảng cáo trên địa bàn Thành Phố Hà Nội đề nghị Thành phố Hà Nội công bố quy hoạch chi tiết theo quy định phê duyệt quy hoạch số 1997/QĐ-UB, đề nghị được đối thoại với UBND thành phố về việc thu hồi tài sản hợp pháp và tổ chức đấu giá những vị trí quảng cáo mà các doanh nghiệp đã được pháp luật thừa nhận, đồng thời sẵn sàng tham vấn với UBND thành phố về chủ trương tăng nguồn thu ngân sách cho thành phố thông qua các hoạt động quảng cáo cũng như trách nhiệm của các doanh nghiệp quảng cáo đối với thành phố Hà Nội.

Tiếp theo đó, ngày 23/8/2018 ông Đinh Quang Ngữ, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam cũng đã gửi công văn số 62/CV-HH gửi các cơ quan như Văn phòng Chính Phủ, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, UBND thành phố Hà Nội đề nghị xem xét đơn kêu cứu của các doanh nghiệp quảng cáo tại Hà Nội.

Sau khi nhận được công văn này, ngày 29/8/2018. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã gửi công văn số 3908/BVHTTDL-VHCS do Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy ký gửi UBND thành phố Hà Nội đề nghị xem xét lại quyết định 1997/QĐ-UBND trên cơ sở theo tinh thần pháp luật tại khoản 1, Điều 38 Luật Quảng cáo 2012 và khoản 2, Điều 28 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết của Luật Quảng cáo về trách nhiệm của UBND cấp tỉnh phải niêm yết văn bản quy hoạch và bản vẽ chi tiết quy hoạch… đồng thời trong quá trình triển khai xây dựng quy hoạch quảng cáo ngoài trời cần lưu ý đến việc ưu tiên kế thừa các vị trí quảng cáo phù hợp với quy hoạch đã có trước theo quy định tại điểm đ, khoản 2, Điều 37 Luật Quảng cáo 2012, tránh ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của Doanh Nghiệp.

Ngày 04/9/2018, Văn phòng Chính phủ cũng có văn bản số: 8393/VPCP-ĐMDN do Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng ký gửi UBND TP.Hà Nội về việc đề nghị xem xét, xử lý và trả lời kiến nghị của các Doanh nghiệp hoạt động quảng cáo trên địa bàn TP.Hà Nội theo thẩm quyền và thông báo lại Văn phòng Chính phủ trước ngày 18/9/2018.

Trong khi Đảng và Nhà nước ta đang không ngừng nỗ lực hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp bằng việc ban hành các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp, ban hành các văn bản quy phạm định hướng hỗ trợ cho doanh nghiệp thì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp quảng cáo thuộc thành viên Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam lại có nguy cơ gặp khó khăn, khốn đốn, thậm chí phá sản bởi những điểm bất hợp lý trong nội dung Quyết định số 1997/QĐ-UBND ngày 24/4/2018 của UBND TP Hà Nội và Dự thảo Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1997/QĐ-UBND.

Nếu những nội dung tại 02 văn bản nêu trên được triển khai trên thực tiễn sẽ không chỉ khiến hầu hết các doanh nghiệp hoang mang, dư luận bất bình mà còn có thể gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề đối với các doanh nghiệp, họ có nguy cơ đứng bên bờ vực phá sản và khiến hàng nghìn người lao động trong ngành quảng cáo mất việc làm, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của Thủ đô.

 

Theo KD&PL

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Việt Phát: Tổng tài sản hơn 1,600 tỷ, nhưng nợ chiếm 82,3%

Tổng tài sản ghi nhận đạt tới 1.686 tỷ đồng, báo lãi tăng trưởng đột biến, nhưng 82,3% trong số đó là… nợ. Đó là nét chính trong BCTC tài chính Quý II/2018 của Công ty CP Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát (Việt Phát, mã: VPG).

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com