Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Chuyển Bộ Công an hồ sơ vụ việc vi phạm điện mặt trời, điện gió tại tỉnh Bình Thuận

30/12/2023 10:00

Kinhte&Xahoi Hàng loạt sai phạm trong phát triển điện mặt trời tại tỉnh Bình Thuận đã được Thanh tra Chính phủ chỉ ra.

Xây nhà máy điện trên khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia

Vừa qua, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông báo Kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình điện theo Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh.

Hàng loạt sai phạm trong phát triển điện mặt trời tại tỉnh Bình Thuận đã được Thanh tra Chính phủ chỉ ra tại thông báo kết luận nói trên.

Về đất đai xây dựng nhà máy, cơ quan thanh tra kết luận việc Bộ Tài nguyên và Môi trường có các văn bản hướng dẫn UBND tỉnh Bình Thuận xây dựng dự án trên khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, thời gian dự trữ khoáng sản... là không có cơ sở.

Nhà máy Điện mặt trời Mũi Né (Ảnh: Tạp chí Công thương)

UBND tỉnh Bình Thuận tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ về việc chọn địa điểm xây dựng Nhà máy điện gió Đại Phong, Nhà máy điện gió Hồng Phong 1 trong khi chưa có Nghị định về quản lý khoáng sản ở các khu vực dự trữ là không đúng quy định. Trách nhiệm thuộc về Bộ Tài nguyên và Môi trương.

Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, 13 dự án điện mặt trời và điện gió đã đầu tư xây dựng trên đất dự trữ khoáng sản quốc gia theo Quyết định số 645/QĐ-TTg. Trong đó, nhà máy điện mặt trời Hồng Liêm 3 xây dựng trên đất hoạt động khoáng sản; Nhà máy điện gió Hòa Thắng 1.2 còn xây dựng trên 40,57 ha rừng, đến thời điểm thanh tra chưa thực hiện xong việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

Theo giải trình của UBND tỉnh Bình Thuận, dự án Nhà máy điện gió Hòa Thắng 1.2 đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án. Công ty Cổ phần Năng lượng Hòa Thắng đã nộp Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Bình Thuận số tiền 10,359 tỷ đồng theo phương án phê duyệt.

Kết luận của Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh, các dự án Nhà máy điện gió Hòa Thắng 1.2; Nhà máy điện gió Thái Hòa, Nhà máy điện gió Đại Phong, Nhà máy điện gió Hồng Phong 1, Nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 1A, Nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 1B, Nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 5.2, Nhà máy điện mặt trời Hàm Kiệm 1, Nhà máy điện mặt trời Mũi Né, Nhà máy điện mặt trời Hàm Kiệm, Nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 4, Nhà máy điện gió Phú Lạc - Giai đoạn 2, Nhà máy điện gió Phong điện 1 đều xây dựng trên đất mặt khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia là không có cơ sở pháp luật, vi phạm quy định.

Bộ Công Thương, UBND tỉnh Bình Thuận chấp thuận địa điểm, cho phép xây dựng nhà máy điện mặt trời Hồng Liêm 3 tại xã Hồng Liêm trên đất Quy hoạch phân vùng khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan là vi phạm Luật đất đai năm 2013.

“Trách nhiệm thuộc về Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng và UBND tỉnh Bình Thuận”, Kết luận của Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh.

Dự án điện "chiếm dụng đất"

Cũng theo cơ quan thanh tra, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại Bình Thuận để xây dựng các dự án điện mặt trời cũng có nhiều vi phạm.

Theo đó, việc UBND tỉnh Bình Thuận cho các doanh nghiệp gồm: Công ty Cổ phần Năng lượng Thiên Niên Kỷ, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp điện số 8 Bình Thuận, Công ty Cổ phần năng lượng Hồng Phong 1, Công ty Cổ phần năng lượng Hồng Phong 2, Công ty Cổ phần Đức Thành Mũi Né, Công ty Cổ phần Điện mặt trời Trường Thành - Bình Thuận được thuê đất 50 năm với mục đích xây dựng công trình năng lượng là không có cơ sở pháp luật.

UBND tỉnh Bình Thuận cho Công ty Cổ phần điện gió Hồng Phong 1 thuê 14,75 ha đất, thời hạn sử dụng 5 năm để đầu tư xây dựng Dự án Nhà máy điện gió Phú Lạc – Giai đoạn 2 là không đúng quy định. Trường hợp nhà đầu tư chuyển nhượng dự án/cổ phần dự án cho nhà đầu tư nước ngoài thì sẽ khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản, phức tạp trong việc bồi thường khi thu hồi đất để khai thác khoáng sản, trách nhiệm thuôc về UBND tỉnh Bình Thuận.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Bình Thuận còn phê duyệt và cho thuê đất vượt hạn mức theo quy định để các doanh nghiệp xây dựng dự án điện mặt trời trên địa bàn, một số doanh nghiệp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai.

Theo kết luận, hàng loạt dự án khởi công khi chưa hoàn thiện các thủ tục về thuê đất tại địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Trong đó, Công ty Cổ phần điện Mặt Trời đã khởi công Nhà máy điện mặt trời Phong Phú, đường dây điện trên diện tích 56,32 ha trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho thuê đất, bàn giao đất trên thực địa.

Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh đây là hành vi chiếm dụng đất, vi phạm hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Luật Đất đai 2013. Trách nhiệm thuộc về Công ty Cổ phần điện Mặt Trời và Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Tuy Phong.

Trong khi đó, Công ty Cổ phần Năng lượng Thiên Niên Kỷ đã khởi công xây dựng dự án Nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 5.2 ngày 16/6/2020, vận hành thương mại ngày 24/12/2020 là vi phạm quy định tại các quyết định cho thuê 55,47 ha đất của UBND tỉnh Bình Thuận, không thực hiện đúng cam kết tại các văn bản xin thuê đất.

Đến thời điểm thanh tra, dự án vẫn chưa được Thủ tướng Chính phủ có ý kiến cho phép xây dựng trên đất quy hoạch dự trữ khoáng sản quốc gia tại tỉnh Bình Thuận. Trách nhiệm thuộc về Công ty Cổ phần Năng lượng Thiên Niên Kỷ, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Tuy Phong và UBND tỉnh Bình Thuận.

Tương tự, Công ty Cổ phần Đức Thành Mũi Né (chủ đầu tư Nhà máy điện mặt trời Mũi Né) và Công ty Cổ phần Hà Đô Bình Thuận (chủ đầu tư Nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 4) xây dựng nhà máy trên đất dự trữ khoáng sản quốc gia khi chưa có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai, vi phạm quy định tại các quyết định cho thuê đất của UBND tỉnh Bình Thuận.

Kết luận cũng chỉ ra, với Công ty TNHH Điện Mặt Trời Trường Lộc Bình Thuận, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đại Phong, Công ty Cổ phần điện gió Hồng Phong 1, Công ty Cổ phần Năng lượng Hồng Phong 1, Công ty Cổ phần Năng lượng Hồng Phong 2, Công ty Cổ phần Năng lượng Hòa Thắng, Công ty Cổ phần điện mặt trời, Công ty Cổ phần Năng lượng Thiên Niên Kỷ, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp điện số 8 Bình Thuận… việc để các doanh nghiệp thực hiện đầu tư xây dựng các nhà máy điện mặt trời, điện gió trên đất quy hoạch dự trữ khoáng sản quốc gia khi chưa có ý kiến cho phép của Thủ tướng Chính phủ, chưa được thuê đất, ngoài trách nhiệm của các chủ đầu tư dự án, trách nhiệm quản lý đất đai thuộc về UBND tỉnh Bình Thuận; UBND huyện nơi các dự án xây dựng.

Cơ quan thanh tra cũng phát hiện có 12/13 dự án điện mặt trời tại Bình Thuận vi phạm điều kiện khởi công xây dựng công trình như: Thiết kế bản vẽ thi công chưa được phê duyệt; 2 dự án chưa có giấy phép xây dựng; 5 dự án mặt bằng thi công chưa được bàn giao. Việc khởi công xây dựng các dự án đinẹ khu Thiết kế bản vẽ thi công chưa được phê duyệt, mặt bằng xây dựng chưa được bàn giao là vi phạm Luật Xây dựng năm 2014.

Trong quá trình thi công đến ngày vận hành thương mại, hầu hết các chủ đầu tư đã khắc phục vi phạm. Tuy nhiên, các vi phạm trên có ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án để nhà máy vận hành thương mại trước ngày 1/7/2019, ngày 1/1/2021 đối với dự án điện mặt trời; trước ngày 1/11/2021 đối với dự án điện gió để được áp dụng cơ chế khuyến khích (giá FIT áp dụng trong 20 năm).


Bên cạnh đó, việc công nhận ngày vận hành thương mại, đưa 12/13 dự án vào sử dụng khu chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu và ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư là vi phạm Nghị định 46/2015/NĐ-CP, Luật Xây dựng, Thông tư 16/2017/TT-BCT, Thông tư 39/2015/TT-BCT. Trách nhiệm thuộc về Công ty Mua bán điện, EVN, các chủ đầu tư.

Đã chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm đến Cơ quan An ninh điều tra

Trên cơ sở kết quả thanh tra, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND tỉnh Bình Thuận chủ trì, chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm nêu trên.

Cùng với đó, chủ trì, chỉ đạo thực hiện khắc phục những tồn tại, khuyết điểm vi phạm nêu tại Kết luận thanh tra.

Đối với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo, tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến những tồn tại, khuyết điểm, vi phạm.

Thanh tra Chính phủ đã chuyển đến Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an hồ sơ vụ việc vi phạm quy định của pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai thực hiện đầu tư xây dựng các dự án điện mặt trời, điện gió trên đất Quy hoạch dự trữ khoáng sản quốc gia/Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan tại tỉnh Bình Thuận.

Về xử lý kinh tế, Thanh tra Chính phủ kiến nghị UBND tỉnh Bình Thuận chủ trì, chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh xem xét, xử lý việc thu hồi diện tích đất cho thuê vượt định mức quy định, tăng sai 15,79 ha.

Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, Công ty Cổ phần điện mặt trời hoàn thành việc thuê đất, xác định và truy thu tiền thuê đất đối với diện tích 9,73 ha.

Đối với Cục thuế tỉnh Bình Thuận, có biện pháp thu nộp NSNN tiền thuê đất và chậm nộp đối với Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp điện số 8 Bình Thuận với số tiền 866,1 triệu đồng.

Lê Hải - Nhã Vân - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/nha-nuoc-va-phap-luat/chuyen-bo-cong-an-ho-so-vu-viec-vi-pham-dien-mat-troi-dien-gio-tai-tinh-binh-thuan-d202695.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com