Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Bộ GTVT gấp rút đưa dự án thu phí tự động không dừng về đích

25/11/2020 07:46

Kinhte&Xahoi Vừa qua, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã tích cực chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan đơn vị cũng như các Nhà đầu tư Dự án ETC, các doanh nghiệp BOT khẩn trương thực hiện dự án thu phí điện tử không dừng.

Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chính thức sử dụng dịch vụ thu phí tự động không dừng VETC từ ngày 11/8. Ảnh: VETC

Khắc phục các tồn tại, vướng mắc phát sinh

Theo Bộ GTVT đối với các dự án giao thông triển khai theo hình thức PPP, với vai trò là Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như cơ quan quản lý ngành trong lĩnh vực giao thông vận tải, Bộ GTVT luôn coi nhiệm vụ quản lý, giám sát công tác thu phí đảm bảo công khai, minh bạch nguồn thu là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

Các giải pháp cụ thể như kiểm tra đột xuất, định kỳ, hệ thống giám sát độc lập toàn thời gian qua hình ảnh Camera do Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý, ngoài ra việc kiểm soát còn được thực hiện bởi các ngân hàng cung cấp tín dụng, cơ quan thuế, các chủ đầu tư dự án và các cơ quan thanh tra kiểm toán hàng năm.

Như vậy, việc thu phí tại các dự án đã được quản lý, giám sát và đảm bảo công khai minh bạch trước khi có chủ trương đầu tư hệ thống thu phí tự động không dừng. Nhiệm vụ tăng cường quản lý, giám sát công tác thu phí chỉ là một chức năng của hệ thống thu phí tự động không dừng; ngoài chức năng trên hệ thống thu phí tự động không dừng còn mang lại nhiều lợi ích to lớn cho xã hội như tạo sự thuận tiện cho người tham gia giao thông, tiết kiệm chi phí xã hội, góp phần quản lý chặt chẽ phương tiện giao thông đường bộ, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường…

Bộ GTVT phân chia hệ thống thành 2 giai đoạn phù hợp với lộ trình và điều kiện thực hiện.

Giai đoạn 1 gồm các trạm trên QL1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên và một số tuyến cao tốc (tổng số 44 trạm).

Giai đoạn 2 gồm các trạm thu phí còn lại trên các tuyến quốc lộ (tổng số 33 trạm).

Ngoài ra, còn các trạm thu phí do địa phương là CQNNCTQ, tổ chức thực hiện. 

Bộ GTVT cho rằng việc đầu tư hệ thống thu phí tự động không dừng là hình thức đầu tư mới, phức tạp cả về công nghệ và thủ tục pháp lý, liên quan đến nhiều chủ thể tham gia thực hiện, quản lý chưa có nhiều kinh nghiệm dẫn đến trong quá trình triển khai thực hiện còn một số tồn tại, vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án.

Theo Bộ GTVT cho biết, lãnh đạo Bộ hàng tuần đều tổ chức họp giao ban kiểm điểm, đôn đốc tiến độ Dự án, đồng thời thường xuyên làm việc với các địa phương cũng như các nhà đầu tư BOT, nhà cung cấp dịch vụ và ngân hàng để tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình triển khai, đảm bảo thống nhất quan điểm, phương án để đảm bảo tính khả thi, hài hòa lợi ích giữa các chủ thể liên quan đến Dự án theo đúng các quy định của pháp luật liên quan.

Để khắc phục các tồn tại, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện, cũng như để đẩy nhanh tiến độ triển khai hoàn thành dự án đáp ứng nhu cầu của xã hội, Bộ GTVT đã có nhiều giải pháp đồng bộ như tăng cường tuyên truyền lợi ích của hệ thống để tạo sự đồng thuận của xã hội, tổ chức phân luồng giao thông tại các trạm thu phí đã lắp đặt thiết bị thu phí không dừng để tăng hiệu quả hệ thống thu phí không dừng cũng như khuyến khích chủ phương tiện tham gia dịch vụ, hoàn thiện hành lang pháp lý.

Kết quả thực hiện 

Cụ thể về kết quả thực hiện tính đến tháng 11/2020, đối với dự án giai đoạn 1: cơ bản các trạm trên QL1, đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên và một số tuyến quốc lộ, cao tốc có lưu lượng giao thông lớn đã triển khai và vận hành hệ thống ETC (40/44 trạm), bước đầu tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia giao thông và tăng cường minh bạch trong hoạt động thu phí. Đối với 04 trạm còn lại của giai đoạn 1 chưa triển khai được là các trạm thuộc hệ thống đường cao tốc do VEC đang quản lý thực hiện; do những vướng mắc về do nguồn vốn triển khai, tái cơ cấu các dự án và sự chỉ đạo điều hành của VEC sau khi chuyển về Ủy ban Quản lý vốn tại doanh nghiệp việc thực hiện đầu tư, vận hành hệ thống thu phí không dừng chậm và không thể hoàn thành trong năm 2020.

Do tính chất đặc thù các dự án VEC, tại Quyết định 19/2020/QĐ-TTg, Thủ tướng đã chỉ đạo. Riêng đối với các trạm do VEC quản lý, tiến độ hoàn thành do Bộ GTVT và Uỷ ban quản lý vốn xem xét, quyết định phù hợp với điều kiện nguồn vốn của của dự án.”.

Để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc nêu trên, Bộ GTVT đã báo cáo và được Thủ tướng Chỉnh phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình chỉ đạo, hiện nay VEC đang xây dựng giải pháp và báo cáo cấp có thẩm quyền để có căn cứ thực hiện.

Đối với dự án giai đoạn 2, Bộ GTVT đã lựa chọn thêm đơn vị cung cấp dịch vụ thứ 2 là Công ty CP giao thông số Việt Nam (nền tảng là Tập đoàn công nghệ viễn thông quân đội - Viettel) để triển khai đồng thời các trạm thu phí còn lại trên toàn quốc (33 trạm).

Trong số các trạm thu phí thuộc giai đoạn 2 có 8 trạm có tính chất đặc thù kiến nghị không thực hiện hoặc lùi thời gian thực hiện để đảm bảo hiệu quả: 2 trạm thu phí có doanh thu quá thấp (cầu Mỹ Lợi và Thái Hà), 3 trạm chưa được thu phí và đang báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án bố trí vốn NSNN hoàn trả cho nhà đầu tư (trạm Km1747 đường Hồ Chí Minh, Bờ Đậu - QL3, trạm T2 - QL91) và 3 trạm có thời gian thu phí còn lại ngắn dưới 3 năm (3 trạm QL51).

Ngoài việc triển khai ETC tại các trạm QL51 không hiệu quả do thời gian còn lại quá ngắn, 5 dự án đặc thù nêu trên hiện phương án tài chính ở tình trạng rất xấu, ảnh hưởng lớn tới các nhà đầu tư và tổ chức tín dụng. Ngoài ra, các dự án này nằm trên các tuyến có lưu lượng giao thông thấp, không ảnh hưởng đến hiệu quả chung của hệ thống ETC trên toàn quốc.

Đến thời điểm này, các tồn tại vướng mắc của dự án giai đoạn 2 cơ bản đã được tháo gỡ, công tác chuẩn bị liên quan đến nhân sự, tài chính, hồ sơ thiết kế…đã cơ bản đầy đủ, Nhà cung cấp dịch vụ đã bắt đầu đặt hàng mua sắm thiết bị và tổ chức lắp đặt ngoài hiện trường.

Ngoài ra, với tiềm lực về tài chính, kinh nghiệm trong việc triển khai các dự án công nghệ của Tập đoàn Viettel, Bộ GTVT tin tưởng rằng đến hết 31/12/2020, các trạm thu phí đủ điều kiện triển khai thu phí không dừng thuộc giai đoạn 2 (25 trạm) sẽ được triển khai hoàn thành đáp ứng tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với các trạm do địa phương là CQNNCTQ: Các địa phương với vai trò là CQNNCTQ có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện. Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về GTVT, Bộ GTVT đã tích cực đôn đốc, phối hợp, hỗ trợ các địa phương trong quá trình triển khai.

Tại buổi làm việc với Bộ GTVT trong tháng 10/2020, cơ bản các địa phương đều cam kết kết hoàn thành đúng tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trong tổng số 15 địa phương với 35 trạm thu phí, hiện có 19/35 trạm đã triển khai lắp đặt thiết bị, vận hành và kết nối với dự án của Bộ GTVT, 11/35 trạm đang triển khai thực hiện việc lắp đặt thiết bị và đấu thầu lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ, 5/35 trạm thuộc các dự án BOT đang trong quá trình đầu tư xây dựng, sẽ triển khai ETC khi đưa dự án BOT vào vận hành khai thác.

Như vậy, tổng thể đến 31/12/2020, cơ bản toàn bộ các trạm thu phí trên toàn quốc đủ điều kiện triển khai sẽ được lắp đặt, vận hành hệ thống ETC đáp ứng tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ ngoại trừ 4 trạm do VEC quản lý, 8 trạm không đủ điều kiện triển khai.

 
Kết nối liên thông tài khoản giao thông và tài khoản ngân hàng

Dự án giai đoạn 1 đã hoàn thành việc kết nối liên thông tài khoản giao thông với tài khoản cá nhân tại ngân hàng BIDV, hiện đang mở rộng dịch vụ sang các ngân hàng khác

Dự án giai đoạn 2, hiện Viettel đang tổ chức thực hiện liên thông tài khoản ngân hàng thông qua việc sử dụng ví điện tử Viettelpay, dự kiến đưa dịch vụ vào khai thác trước 31/12/2020.


Việc dán thẻ tương tác giữa phương tiện và hệ thống ETC (Etag), Bộ GTVT đã có văn bản gửi các bộ, ngành, địa phương đề nghị gương mẫu thực hiện, quán triệt các đơn vị, cá nhân thuộc tổ chức mình quản lý trong việc dán thẻ, tham gia dịch vụ. Tuy nhiên, đến nay số lượng phương tiện dán thẻ và tham gia dịch vụ chưa cao, chưa phát huy hết hiệu quả của hệ thống (theo thống kê mới có khoảng gần 1/3,8 triệu phương tiện chiếm khoảng 25% phương tiện dán thẻ và tham gia dịch vụ).

Quyết tâm của lãnh đạo Bộ GTVT

Bộ GTVT đánh giá đây là dự án quan trọng có ý nghĩa và tiện ích to lớn được Quốc hội, Chính phủ và nhân dân hết sức quan tâm; Do thời gian còn lại để hoàn thành dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ không còn nhiều, trong khi khối lượng công việc còn lại còn lớn

Vừa qua, tại cuộc họp kiểm điểm tiến độ Dự án, đồng chí Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã chỉ đạo “các cơ quan đơn vị phải khẩn trương bám sát tiến độ hoàn thành của từng hạng mục; tăng cường giám sát, đôn đốc tình hình triển khai các dự án thu phí tự động không dừng; chủ động xử lý các vướng mắc phát sinh của dự án thuộc thẩm quyền; đẩy nhanh đàm phán ký kết phụ lục Hợp đồng BOT và các Hợp đồng dịch vụ cho phù hợp với phương án tài chính điều chỉnh đã được phê duyệt”.

Nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người sử dụng dịch vụ thu phí không dừng, tăng cường tính hiệu quả của hệ thống, Bộ trưởng cũng đã chỉ đạo Tổng Cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với VETC và VDTC khẩn trương hoàn thiện việc kết nối liên thông 2 trung tâm dữ liệu trong tháng 11/2020.

Đồng thời VETC phải tích cực làm việc với các ngân hàng thương mại để mở rộng dịch vụ liên thông tài khoản, Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam sớm hoàn thiện giải pháp kết nối tài khoản thông qua hệ thống ví điện tử Viettel Pay (điều này sẽ giúp người sử dụng dịch vụ không phải nạp tiền cố định vào tài khoản giao thông như hiện nay).

Để đẩy mạnh công tác dán thẻ e-tag, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng nhấn mạnh cần tăng cường công tác truyền thông về lợi ích của dự án cũng như công khai minh bạch các thông tin liên quan đến dự án để người dân, doanh nghiệp đồng thuận, sẵn sàng sử dụng dịch vụ để đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội của Dự án.

Đề nghị Tổng cục ĐBVN phải phối hợp cùng các doanh nghiệp BOT rà soát bổ sung biển báo, chỉ dẫn rõ ràng, khoa học kết hợp phân luồng giao thông tại các trạm thu phí đảm bảo các cửa thu phí không dừng chỉ dành cho các phương tiện đã dán thẻ, hạn chế ùn tắc giao thông. Tất cả phải nỗ lực với tinh thần trách nhiệm cao nhất để hoàn thành Dự án đúng tiến độ yêu cầu sau khi được rà soát, điều chỉnh phù hợp với thực tế.

Bảo Hà - Pháp luật Plus


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/bo-gtvt-gap-rut-dua-du-an-thu-phi-tu-dong-khong-dung-ve-dich-d141580.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com