Xem nhiều

Nhiều quy định mới về Luật rửa tiền

07/08/2023 12:35

Kinhte&Xahoi Thông tư số 09/2023/TT-NHNN quy định về tiêu chí, phương pháp đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo; quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư số 09/2023/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền.

Theo đó, Thông tư số 09/2023/TT-NHNN quy định về tiêu chí, phương pháp đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo; quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền và phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền; quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền; chế độ báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo; chế độ báo cáo giao dịch đáng ngờ; giao dịch chuyển tiền điện tử; chế độ báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử; hình thức và thời hạn báo cáo dữ liệu điện tử.

Hình minh họa.

Trong đó, Thông tư quy định rõ về giao dịch chuyển tiền điện tử, cụ thể:

Tổ chức tài chính tham gia vào giao dịch chuyển tiền điện tử bao gồm:

- Tổ chức tài chính khởi tạo là tổ chức khởi tạo lệnh chuyển tiền điện tử và thực hiện chuyển tiền thay mặt cho người khởi tạo;

- Tổ chức tài chính trung gian là tổ chức nhận và chuyển lệnh chuyển tiền điện tử thay mặt cho tổ chức tài chính khởi tạo và tổ chức tài chính thụ hưởng hoặc thay mặt cho tổ chức tài chính trung gian khác;

- Tổ chức tài chính thụ hưởng là tổ chức nhận lệnh chuyển tiền điện tử trực tiếp từ tổ chức tài chính khởi tạo hoặc thông qua tổ chức tài chính trung gian và thực hiện chi trả cho người thụ hưởng.

Tổ chức tài chính trong nước là tổ chức tài chính khởi tạo trong giao dịch chuyển tiền điện tử chỉ được thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử khi lệnh chuyển tiền điện tử có đầy đủ, chính xác thông tin theo quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt và quản lý ngoại hối.

Nếu tổ chức tài chính trong nước là tổ chức tài chính trung gian tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử phải bảo đảm: có biện pháp để xác định các giao dịch chuyển tiền điện tử không đầy đủ, không chính xác thông tin theo quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt và quản lý ngoại hối; áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp bao gồm từ chối hoặc tạm dừng giao dịch hoặc áp dụng các biện pháp kiểm soát sau giao dịch hoặc xem xét, báo cáo giao dịch đáng ngờ đối với các giao dịch chuyển tiền điện tử không đầy đủ, không chính xác thông tin theo quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt và quản lý ngoại hối.

Nếu tổ chức tài chính trong nước là tổ chức tài chính thụ hưởng trong giao dịch chuyển tiền điện tử phải bảo đảm: Có biện pháp để xác định các giao dịch chuyển tiền điện tử không đầy đủ, không chính xác theo quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt và quản lý ngoại hối; áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp bao gồm từ chối hoặc tạm dừng giao dịch hoặc áp dụng các biện pháp kiểm soát sau giao dịch hoặc xem xét, báo cáo giao dịch đáng ngờ đối với các giao dịch chuyển tiền điện tử không đầy đủ, không chính xác thông tin theo quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt và quản lý ngoại hối.

Trường hợp phải báo cáo Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền bằng dữ liệu điện tử. Theo Thông tư quy định, đối tượng báo cáo có trách nhiệm thu thập thông tin và báo cáo Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền bằng dữ liệu điện tử theo quy định khi thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử trong các trường hợp sau đây:

a) Giao dịch chuyển tiền điện tử mà tất cả các tổ chức tài chính tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này cùng ở Việt Nam (giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước) có giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử từ 500 triệu đồng trở lên hoặc bằng ngoại tệ có giá trị tương đương;

b) Giao dịch chuyển tiền điện tử mà có ít nhất một trong các tổ chức tài chính tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này ở các quốc gia, vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam (giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế) có giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử từ 1.000 đô la Mỹ trở lên hoặc bằng ngoại tệ khác có giá trị tương đương.

Trường hợp đối tượng báo cáo là tổ chức tài chính trung gian trong giao dịch chuyển tiền điện tử không phải thực hiện báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Nội dung báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử

Nội dung báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử tối thiểu gồm các thông tin sau:- Thông tin về tổ chức tài chính khởi tạo và thụ hưởng bao gồm: tên giao dịch của tổ chức hoặc chi nhánh giao dịch; địa chỉ trụ sở chính (hoặc mã ngân hàng đối với giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước, mã SWIFT đối với chuyển tiền điện tử quốc tế); quốc gia nhận và chuyển tiền;- Thông tin về khách hàng là cá nhân tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh; số Chứng minh nhân dân hoặc số Căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu; số thị thực nhập cảnh (nếu có); địa chỉ đăng ký thường trú hoặc noi ở hiện tại khác (nếu có); quốc tịch (theo chứng từ giao dịch);- Thông tin về khách hàng là tổ chức tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử: tên giao dịch đầy đủ và viết tắt (nếu có); địa chỉ trụ sở chính; số giấy phép thành lập hoặc mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế; quốc gia nơi đặt trụ sở chính;

- Thông tin về giao dịch: số tài khoản (nếu có); số tiền; loại tiền; số tiền được quy đổi sang đồng Việt Nam (nếu loại tiền giao dịch là ngoại tệ); lý do, mục đích giao dịch; mã giao dịch; ngày giao dịch;- Thông tin khác theo yêu cầu của Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền để phục vụ công tác quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền trong từng thời kỳ.Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 7 năm 2023, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Quy định về quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền tại khoản 2 Điều 5, quy định về chế độ báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo tại Điều 6, quy định về chế độ báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử tại Điều 9 và các mẫu báo cáo giao dịch đáng ngờ tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2023. Trong thời gian khoản 2 Điều 5, Điều 6, Điều 9, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này chưa có hiệu lực thi hành, đối tượng báo cáo tiếp tục thực hiện các quy định về quy trình quản lý rủi ro, báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo, báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử, mẫu báo cáo giao dịch đáng ngờ bằng văn bản giấy tại khoản 2 Điều 3a, Điều 5, Điều 7, Điều 10, Mẫu biểu số 01 Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 31/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 11 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2013/TT-NHNN và khoản 2, khoản 4 Điều 1 Thông tư số 20/2019/TT-NHNN ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2013/TT-NHNN).

Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành theo quy định tại khoản 1 Điều này, các Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trừ quy định về báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo, báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử, mầu báo cáo giao dịch đáng ngờ bằng văn bản giấy tại Điều 5, Điều 7, Điều 10, Mẫu biểu số 01 hết hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2023; Thông tư số 31/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 11 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trừ quy định về báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử tại khoản 3 Điều 1 hết hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2023; Thông tư số 20/2019/TT-NHNN ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trừ quy định về quy trình quản lý rủi ro và giao dịch chuyển tiền điện tử tại khoản 2, khoản 4 Điều 1 hết hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2023 hết hiệu lực thi hành

Diệu Nhi - Pháp luật Plus

 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lãi suất liên ngân hàng giảm

Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài qua hệ thống báo cáo thống kê, tuần qua, doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trong kỳ bằng VND đạt xấp xỉ 1.156.443 tỷ đồng, bình quân 231.289 tỷ đồng/ngày, giảm 44.481 tỷ đồng/ngày so với tuần trước; doanh số giao dịch bằng USD quy đổi ra VND trong tuần đạt khoảng 261.345 tỷ đồng, bình quân 52.269 tỷ đồng/ngày, giảm 11.581 tỷ đồng/ngày so với tuần trước đó.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/nha-nuoc-va-phap-luat/nhieu-quy-dinh-moi-ve-luat-rua-tien-d197124.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com