Xem nhiều

Gian lận thi cử ở Hà Giang: 3 giáo viên HN phanh phui như thế nào?

20/07/2018 16:47

Kinhte&Xahoi Một trong 3 thầy giáo ở Hà Nội đã chia sẻ hành trình phanh phui câu chuyện gian lận thi cử ở Hà Giang ra ánh sáng với nhiều chi tiết bất ngờ.

Ít ai biết rằng những thông tin tố giác đầu tiên là do 3 thầy giáo: Vũ Khắc Ngọc, Đỗ Ngọc Hà, Nguyễn Thanh Tùng, đang công tác tại một trung tâm giáo dục online ở Hà Nội. Phóng viên đã có cuộc phỏng vấn thầy giáo Khắc Ngọc về quá trình tiếp nhận, xử lý và công khai những tiêu cực trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 ở tỉnh Hà Giang.

3 thầy giáo tố giác tiêu cực thi cử ở Hà Giang. Từ trái qua: thầy Hà, thầy Tùng, thầy Ngọc.

Giận run người vì quá bất công


Phóng viên: Vì sao các anh lại nắm được những thông tin phản ánh tiêu cực ở Hà Giang?

Thầy Vũ Khắc Ngọc: Với giáo viên dạy online thường có mấy chục nghìn học sinh, như mình có đến 40.000 em. Khi mình viết trên Facebook hỏi về những học sinh đạt điểm cao nhất của kỳ thi năm nay, nhiều học sinh ở Hà Giang bày tỏ thái độ mỉa mai đối với các bạn ở tỉnh này nên thấy lạ.

Xem Facebook của học sinh điểm cao ở Hà Giang thấy bất thường lắm. Bạn thủ khoa ở Phú Thọ khi chia sẻ kết quả thì gia đình, thầy cô, bạn bè vào chúc mừng rất hồ hởi, phấn khởi, thể hiện sự công nhận kết quả đấy. Trong khi đó, những bạn đạt điểm cao nhất ở Hà Giang thì im lặng hết, nếu ai vào chúc mừng thì nhận được những biểu tượng phẫn nộ.

Sau đó, học sinh trường THPT chuyên Hà Giang gửi tin nhắn cho mình với thầy Hà, thầy Tùng chia sẻ về chuyện điểm thi đó là bất thường, phi lý, bất công. Bằng trực giác của người thầy, mình cảm nhận chia sẻ đó là đúng nhưng vấn đề là nó có xác thực hay không vì thi trắc nghiệm sẽ có yếu tố may mắn mà, với lại phải có bằng chứng nữa.

Phóng viên: Điều gì khiến các anh quyết định đưa vụ việc ra ánh sáng?


Thầy Vũ Khắc Ngọc: Kỳ thi năm nay đặc biệt khi đề thi rất khó, khó đến mức một số giáo sư, tiến sĩ phải than không thể làm hết nổi. Nhiều học sinh học rất giỏi nói rằng bị sốc, tuyệt vọng vì điểm thi không như ý. Có bạn đóng cửa tự kỷ, khóc suốt 2 ngày liền. Thậm chí có bạn phải uống rượu, thuốc an thần mới ngủ được.

Khi nhìn vào những điểm thi bất thường ở Hà Giang, mình thấy phẫn uất, giận run người vì quá bất công, tàn nhẫn. Nếu không có một nhóm nào đó “thổi lửa”, đứng mũi chịu sào để công khai thì sự việc sẽ rơi vào quên lãng hoặc thông tin bị nhiễu loạn.

Với tư cách là những người thầy và trách nhiệm công dân, nhóm mình quyết tâm làm.

Phóng viên: Các anh có bị đe dọa không?

Thầy Vũ Khắc Ngọc: Có một số người ẩn danh gửi tin nhắn đe dọa chúng tôi và đe doạ cả những em phản ánh thông tin. Lúc đầu nhóm có chút lấn cấn nhưng nghĩ rằng khi tố giác tiêu cực cần sự dũng cảm và mưu trí.

Lập kế hoạch đưa tiêu cực ra ánh sáng

Phóng viên: Các anh đã xử lý “mớ” thông tin hỗn độn đó như nào?

Thầy Vũ Khắc Ngọc:
Đầu tiên, thầy Đỗ Ngọc Hà chia sẻ một vài tin nhắn của học sinh ẩn danh lên mạng xã hội. Nhưng lúc đầu nhận được những phản hồi tiêu cực nên cả nhóm suy nghĩ cần phải điều chỉnh lại ngay, tính toán đường đi nước bước. Tránh việc có thể học sinh, phụ huynh sẽ e ngại, không chia sẻ tiếp với nhóm.

Thầy Vũ Khắc Ngọc

Nhóm bàn bạc về chủ trương và phương thức chia sẻ thông tin theo lộ trình như nào để đảm bảo thông tin không bị chìm xuống. Quan điểm chung là không khẳng định có tiêu cực mà chỉ ra những bất thường về mặt thống kê, phân tích dữ liệu thôi. Nếu không rất dễ rơi vào trạng thái vu khống, bôi nhọ.

Thông tin từng môn, từng khối với những điểm số biết nói được chia sẻ lần lượt. Dữ liệu nào phải đưa ra trước, thông tin nào phải để dành để giữ “lửa” cho sự kiện, cho đến khi báo chí vào cuộc. Khi báo chí lên tiếng, nhóm mình lại dẫn lại những phân tích của bài báo kèm theo đường link bài viết cụ thể để rộng đường dư luận.

Phóng viên: Giờ các anh còn thông tin nào “để dành” không?

Thầy Vũ Khắc Ngọc: Những thông tin liên quan phục vụ cho điều tra nhóm đã công khai đầy đủ rồi. Còn lại đều mang tính chất riêng tư giữa thầy với trò, phụ huynh nên sẽ chia sẻ sau.

Phóng viên: Ngoài Hà Giang, các anh có nhận được phản ánh tiêu cực của học sinh, phụ huynh ở địa phương nào khác không?

Thầy Vũ Khắc Ngọc: Học sinh, phụ huynh ở những địa phương khác cũng phản ánh cùng lúc với Hà Giang. Nhưng trong lúc cấp bách như thế, chúng tôi chỉ có thể lựa chọn 1 con đường thôi và đã lựa chọn Hà Giang vì tập hợp được những con số bất thường rõ nét, thuyết phục nhất.

Phóng viên: “Những địa phương khác cũng phản ánh”, cụ thể là tỉnh, thành nào vậy?

Thầy Vũ Khắc Ngọc:  Có rất nhiều tin nhắn phản ánh gửi đến. Cả nhóm đọc hết, không để lọt và dành cả một ngày sàng lọc, xử lý thông tin.

Tin nhắn chỉ là sự gợi ý về mặt trực giác, còn có thuyết phục không nằm ở sự kiểm chứng, xác thực. Đến thời điểm này mình thấy Hà Giang và Sơn La có những dữ liệu chỉ ra sự bất thường rõ ràng nhất. Còn những địa phương khác mình không dám bình luận. Bạn biết rồi đấy, trên mạng xã hội thông tin thật giả lẫn lộn.

Sau vụ việc của Hà Giang được phanh phui thì những địa phương khác tự dư luận sẽ lên tiếng. Mình nghĩ là Bộ GD-ĐT và các cơ quan chức năng sẽ có trách nhiệm làm rõ thông tin đó để giải tỏa nghi vấn cho dư luận.

Phóng viên: Cám ơn anh về cuộc phỏng vấn!

 

 Theo KD&PL

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com