Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Khai mạc Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX nhiệm kỳ 2022-2027

28/11/2022 07:59

Kinhte&Xahoi Trong hai ngày 28-29/11, phiên chính thức Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX nhiệm kỳ 2022-2027 diễn ra tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt - Xô.

Pano chào mừng Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX trước trụ sở Trung ương GHPGVN - chùa Quán Sứ, Hà Nội. Nguồn ảnh: phatgiao.org.vn

Theo Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), sau 5 năm hoạt động, Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Trị sự tổ chức Đại hội sẽ tổng kết, đánh giá thành tựu Phật sự nhiệm kỳ VIII (2017-2022), đồng thời hoạch định đề ra phương hướng hoạt động Phật sự, nhiệm vụ chiến lược phát triển Giáo hội trong 5 năm tiếp theo của nhiệm kỳ IX (2022-2027).

Đại hội lần thứ IX của GHPGVN có nhiệm vụ cử hành nghi thức suy tôn Đức Pháp chủ và Hội đồng Chứng minh; suy cử Chủ tịch và Hội đồng Trị sự nhiệm kỳ (2022-2027); nghi thức tấn phong giáo phẩm tại Đại hội; thực hiện nghi thức tuyên dương khen thưởng của Giáo hội và Nhà nước trao tặng các tập thể Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự và cá nhân chư tôn đức Tăng Ni, cư sĩ Phật tử thành viên Giáo hội.

Và một trong những nội dung quan trọng của Đại hội kỳ này là tiến hành tu chỉnh Hiến chương GHPGVN lần thứ 7 - cơ sở pháp lý cao nhất cho mọi hoạt động của GHPGVN.

Trước thềm Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, trả lời phỏng vấn truyền thông, Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Thư ký Ban Chỉ đạo, Trưởng ban Nội dung Đại hội đã cho biết, mục đích của lần tu chỉnh Hiến chương lần này để Hiến chương thực sự phù hợp với các quy định trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và pháp luật Nhà nước liên quan, cũng như phù hợp với thực tiễn trong công tác điều hành Phật sự trong giai đoạn hiện nay.

Bản dự thảo Hiến chương tu chỉnh lần này gồm 14 chương và 86 điều, nhiều hơn Hiến chương GHPGVN hiện hành 1 chương và 15 điều.

Ban Thường trực Hội đồng Trị sự và Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự trực tiếp chỉ đạo Ban soạn thảo tu chỉnh Hiến chương từ rất sớm bắt tay vào công việc nghiên cứu, xin ý kiến góp ý rộng rãi của các Ban, Viện Trung ương; Ban Trị sự GHPGVN các cấp; Tăng Ni, Phật tử; các nhà nghiên cứu, chuyên môn về pháp luật, về quản lý nhà nước về tôn giáo từ đầu năm 2021.

Bản dự thảo Hiến chương GHPGVN lần này đã qua 3 lần xin ý kiến đóng góp và tiếp thu ý kiến góp ý của đông đảo chư tôn đức Tăng Ni và các chuyên gia, nhà nghiên cứu.

Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện, Hiến chương tu chỉnh lần này tập trung vào cơ cấu hệ thống tổ chức các cấp hành chính Giáo hội. Sửa đổi bổ sung cấp hành chính cơ sở. Sau khi tu chỉnh, Hiến chương GHPGVN sẽ có 4 cấp hành chính: GHPGVN cấp Trung ương (bao gồm: Hội đồng Chứng minh và các cơ quan của Hội đồng Chứng minh; Hội đồng Trị sự và các cơ quan của Hội đồng Trị sự); GHPGVN cấp tỉnh, thành phố (bao gồm: Ban Chứng minh; Ban Trị sự và các cơ quan của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành phố); GHPGVN cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (bao gồm: Ban Chứng minh; Ban Trị sự và các cơ quan của Ban Trị sự GHPGVN quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương); GHPGVN cấp cơ sở: Ban Quản trị cơ sở tự viện. Hiến chương tu chỉnh đã dành riêng một chương mới quy định về GHPGVN cấp cơ sở (Chương VIII).

Đặc biệt, Hiến chương tu chỉnh cũng có quy định cụ thể về tài sản của tổ chức tôn giáo trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam và tài sản của Tăng Ni.

Hội nghị Đại biểu Thống nhất Phật giáo Việt Nam diễn ra từ ngày 4 đến 7/11/1981, tại hội trường chùa Quán Sứ, 73 Quán Sứ, Hà Nội. Ảnh tư liệu Phật giáo Việt Nam.
Nhìn lại các kỳ đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc

Từ ngày thành lập đến nay, GHPGVN đã trải qua 8 kỳ đại hội. Trải qua các kỳ đại hội, Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, là động lực cho sự phát triển của đất nước, tạo khối đại đoàn kết toàn dân.

Hội nghị Đại biểu Thống nhất Phật giáo Việt Nam diễn ra từ ngày 4 đến 7/11/1981, tại hội trường chùa Quán Sứ, 73 Quán Sứ, Hà Nội, hội tụ 165 đại biểu của 9 tổ chức, hệ phái. Hội nghị đã thông qua đường hướng hành đạo là “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, thông qua Hiến chương GHPGVN gồm: Lời nói đầu, 11 chương và 46 điều. Hội nghị lịch sử này được xem là Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ I, nhiệm kỳ 1981-1987 của GHPGVN.

Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ II, nhiệm kỳ 1987-1992 diễn ra các ngày 28, 29/10/1987 tại Hà Nội; thành phần 200 đại biểu. Về tổ chức Phật giáo địa phương, GHPGVN có 29 tỉnh, thành hội Phật giáo trong cả nước.

Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ III, nhiệm kỳ 1992-1997 diễn ra trong các ngày 3, 4/11/1992 tại Hà Nội. Thành phần 250 đại biểu. Về hệ thống hành chính, có 40 tỉnh, thành hội Phật giáo trong cả nước.

Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IV, nhiệm kỳ 1997-2002 diễn ra vào các ngày 22, 23/11/1997, tại Hà Nội với 300 đại biểu. Nhân sự Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự được tăng lên, số lượng thành viên mỗi ban, ngành cũng tăng lên là 30 vị. Về hệ thống tổ chức địa phương có 49 tỉnh, thành hội Phật giáo trong cả nước. Hệ thống Trường Trung cấp Phật học tại các tỉnh, thành phố tăng lên 25 trường.

Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ V, nhiệm kỳ 2002-2007 diễn ra vào các ngày 4 và 5/12/2002, tại Hà Nội với thành phần hơn 500 đại biểu. Nhiệm kỳ 5 của Giáo hội, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer được thành lập. Đây là cơ sở chuyên đào tạo Tăng tài cho Phật giáo Nam tông tại TP Cần Thơ. Về hệ thống tổ chức Phật giáo địa phương, GHPGVN có 52 tỉnh, thành hội Phật giáo trong cả nước.

Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VI, nhiệm kỳ 2007-2012 diễn ra từ ngày 11 đến 14/12/2007, tại Hà Nội với thành phần tham dự hơn 800 đại biểu. Lần đầu tiên, Đạo kỳ và Đạo ca được đưa vào Hiến chương GHPGVN; thêm quy định về Ban Đại diện Phật giáo cấp quận, huyện; tăng số lượng thành viên Hội đồng Chứng minh (98 thành viên) và Ủy viên Hội đồng Trị sự (147 ủy viên chính thức, 48 ủy viên dự khuyết)… Nhiệm kỳ 6 GHPGVN cũng là nhiệm kỳ Giáo hội có nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực hoạt động. Hệ thống hành chính Giáo hội có 58 tỉnh, thành hội Phật giáo trên toàn quốc được thành lập và hoạt động ổn định, hiệu quả.

Các hoạt động quốc tế nổi bật như Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc (Vesak) năm 2008; Hội nghị Ni giới Thế giới lần thứ XI năm 2010… được GHPGVN đăng cai và tổ chức thành công, khẳng định vị thế của GHPGVN trong cộng đồng quốc tế, đồng thời giới thiệu hình ảnh đất nước Việt Nam thân thiện và cởi mở đến với bạn bè quốc tế.

Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII (2012-2017) diễn ra từ ngày 21-24/11/2012 tại Hà Nội, có hơn 900 đại biểu tham dự. Giáo hội thành lập 13 ban ngành thuộc Hội đồng Trị sự; 63 tỉnh thành hội Phật giáo cả nước và tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc lần thứ 2, năm 2014, tại Việt Nam.

Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII (2017-2022) diễn ra từ ngày 19-22/11/2022, tại Hà Nội, gồm 1.111 đại biểu tham dự. Giáo hội đã tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc lần thứ 3, năm 2019, tại chùa Tam Chúc, Hà Nam.

Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX (2022-2027) diễn ra từ ngày 26-29/11/2022 tại Hà Nội, dự kiến có 1091 đại biểu tham dự. Chủ đề của Đại hội: Kỷ cương - Trách nhiệm - Đoàn kết - Phát triển. 

 Hồng Minh - Pháp luật Plus

 

 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/nha-nuoc-va-phap-luat/khai-mac-dai-hoi-dai-bieu-phat-giao-toan-quoc-lan-thu-ix-nhiem-ky-2022-2027-d187131.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com