Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Bất cập trong quy định đào tạo sát hạch lái xe, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam kiến nghị gì?

07/04/2023 14:41

Kinhte&Xahoi Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam vừa có văn bản kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) sửa đổi một số quy định đối với lĩnh vực đào tạo và sát hạch lái xe ô tô nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý.

Bất cập trong quy định đào tạo

 Theo đó, trong văn bản kiến nghị gửi Bộ GTVT, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết: Từ 2009 đến nay, mặc dù Bộ GTVT đã có nhiều thông tư hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung, nhưng qua thực tế áp dụng vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập làm ảnh hưởng trực tiếp đến công tác đào tạo lái xe, gây khó khăn cho các cơ sở đào tạo và học viên, lãng phí nguồn lực, thời gian của xã hội. Thậm chí có những quy định bất khả thi mà các cơ sở đào tạo không thể thực hiện được.

Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam kiến nghị Bộ GTVT sửa đổi một số quy định đối với lĩnh vực đào tạo và sát hạch lái xe ô tô nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý. (Ảnh minh họa)

Cụ thể, theo quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, về phần lý thuyết lái xe có 5 môn học, trong đó: Môn Cấu tạo và Sửa chữa thông thường, với thời lượng 18 giờ người học hiểu được cũng đã là khó, không thể nói đến sửa chữa, kể cả sửa chữa vặt. Mặt khác, xã hội ngày càng chuyên môn hóa nên việc sửa chữa đã có các đơn vị làm dịch vụ, cứu hộ.

Môn Nghiệp vụ vận tải (16 giờ), có nhiều nội dung trùng với môn Luật Giao thông đường bộ. Vì vậy nên để cho các đơn vị quản lý, sử dụng lao động trực tiếp đào tạo, có sự giám sát của đơn vị chuyên ngành... sẽ phù hợp và cập nhật thực tế của hoạt động vận tải trong xã hội.

Môn Đạo đức văn hóa giao thông (20 giờ), có quá nhiều nội dung trùng lặp với môn Pháp luật giao thông. Mặt khác, người có đạo đức, văn hóa giao thông là người luôn tuân thủ pháp luật giao thông, do vậy nên lồng ghép vào môn Pháp luật giao thông là phù hợp.

Môn Xử lý tình huống giao thông trên clip mô phỏng, người học hoàn toàn bị áp đặt cách xử lý của người viết phần mềm. Với người học lái xe để bảo đảm an toàn, cần “xử lý non”.

Tuy nhiên, trên clip người học xử lý non hơn người viết phần mềm là không đạt. Mỗi người có cách xử lý tình huống phù hợp với hoàn cảnh, không thể áp đặt tư duy, nhận định tình huống trên màn hình vào thực tế. Đây là điều rất bất hợp lý.

Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, việc quy định quá nhiều giờ thực hành là khó khăn rất lớn cho các cơ sở đào tạo trong việc tuyển dụng giáo viên; Phát sinh chi phí không cần thiết về thời gian cho cả cơ sở đào tạo và người học

Còn về phần thực hành, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết: Theo quy định của Bộ GTVT về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ thì thời gian thực hành trên xe tập lái của 1 học viên là 84 giờ đối với hạng B1 và B2, trong đó có 41 giờ thực hành trong sân tập lái (tương ứng với 290 km) và 40 giờ thực hành trên đường giao thông (tương ứng với 810 km).

Hiệp hội này cho rằng, đây là quy định rất bất hợp lý, không phù hợp với thực tế. Lái xe trong tình hình hiện nay học sinh trung bình chỉ có thể đi được 3,5 km/h trong khi quy định bắt buộc phải chạy được trung bình 7 km/h; Lái xe trên đường giao thông học sinh trung bình đi được 35 km/h trong khi quy định chỉ cho phép đi trung bình 20,2 km/h.

Bên cạnh đó, với số lượng xe tập lái hiện đang chạy nườm nượp trên đường giao thông, nếu đi đúng tốc độ trung bình 20,2 km/h theo quy định (tương đương tốc độ của một chiếc xe ngựa kéo) thì chỉ riêng áp lực đối với người lái xe vì phải đi quá chậm đã là rào cản rất nguy hiểm cho trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Thực tế, để dạy một người biết lái xe chỉ cần trên dưới 30 giờ thực hành là hoàn toàn đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với kỳ thi sát hạch được coi là loại hình thi khoa học và minh bạch nhất hiện nay ở Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo.

Việc quy định quá nhiều giờ thực hành là khó khăn rất lớn cho các cơ sở đào tạo trong việc tuyển dụng giáo viên; Phát sinh chi phí không cần thiết về thời gian cho cả cơ sở đào tạo và người học.

Ngoài ra, việc thu học phí đúng, đủ mức độ đầu tư thì đồng nghĩa với việc không tuyển sinh được. Nếu vẫn bảo đảm mục tiêu đào tạo (người học biết lái xe thành thạo, sát hạch tốt) và đáp ứng nhu cầu người học để tuyển sinh được thì đồng nghĩa với việc phải vi phạm quy định của Bộ GTVT.

Nhiều quy định không phù hợp với thực tế

 Theo Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, hiện nay, sổ theo dõi thực hành lái xe theo quy định là 5 học viên/1 xe/1 giáo viên, vì vậy chữ ký của giáo viên trong suốt khóa học cũng phải của 1 người. Thực tế, để đáp ứng nhu cầu thị trường, các cơ sở đào tạo có thể phải bố trí 1 giáo viên, 1 xe phục vụ học viên theo yêu cầu, thậm chí đưa đón tại nhà; 1 học viên cũng có thể do nhiều giáo viên đảm nhiệm vì đều thực hiện một giáo án chung. Do đó, việc ký sổ theo dõi thực hành của học sinh cũng có thể do nhiều giáo viên thực hiện.

Hiệp hội này cho rằng, nếu áp cứng 5 học viên/1 xe/1 giáo viên theo quy định thì cơ sở đào tạo không thể đáp ứng được sự linh hoạt của thị trường. Điều này đồng nghĩa với việc không thể tuyển sinh hoặc tuyển sinh phải vi phạm quy định. Chính vì vậy, các cơ sở đào tạo buộc phải “hợp thức hóa hồ sơ” và cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương cũng phải chấp nhận như một sự “bất khả kháng”.

Việc học lái xe trên cabin tập lái được cho là lỗi thời, hiện nhiều nước trên thế giới đã không còn áp dụng (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, việc bắt buộc phải lắp đặt và thực hành trên ca bin tập lái theo Thông tư 38/2019/TT-BGTVT của Bộ GTVT thực chất chỉ phù hợp với giai đoạn những năm 90 của thế kỷ trước. Một số cơ sở đào tạo của Công an, Quân đội và một số cơ sở đào tạo dân sự có thực hiện việc đào tạo trên cabin tập lái, nhưng khi đó đất nước còn nghèo, việc đầu tư xe tập lái có nhiều khó khăn. Sau này, việc học lái xe trên cabin tập lái cũng được bãi bỏ.

Để trang bị cabin học lái xe, các cơ sở đào tạo phải đầu tư một khoản kinh phí khá lớn, ngoài việc đã đầu tư kinh phí trang bị xe số nóng, số nguội, khống chế thâm niên xe tập lái... điều này càng tạo áp lực cho các cơ sở đào tạo lái xe.

Bên cạnh đó, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, việc quy định dạy lý thuyết theo kiểu truyền thống: Học viên phải tập trung đến lớp, điểm danh; Mọi việc dạy học, truyền đạt kiến thức đều phải diễn ra trên lớp học với 8 giờ mỗi ngày và kéo dài trong 21 ngày là không còn phù hợp với đại đa số người đi học (chủ yếu là công chức, viên chức, người lao động....), đồng thời cũng đi ngược lại yêu cầu thực tiễn, xu hướng và thành quả của cuộc cách mạng công nghệ.

Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam kiến nghị Bộ GTVT sửa đổi các quy định còn nhiều bất cập theo hướng rút gọn, đơn giản hóa để tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quản lý cũng như thực hiện đối với lĩnh vực đào tạo và sát hạch lái xe

Do đó, để đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước, giải quyết khó khăn vướng mắc và tháo gỡ cho các cơ sở đào tạo lái xe thoát khỏi làn sóng buộc phải vi phạm một số quy định của Bộ GTVT trong quá trình thực hiện, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam đề nghị Bộ GTVT xem xét tính hợp pháp, hợp lý và tính khả thi của một số quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực đào tạo lái xe ô tô, sớm sửa đổi các quy định hiện hành trong lĩnh vực này theo hình thức rút gọn.

Cụ thể, sửa đổi chương trình đào tạo lái xe, đặc biệt là sửa đổi nội dung học lái xe trên đường giao thông công cộng theo hướng giảm số giờ học, không quy định bắt buộc học đầy đủ các tình huống có tính đặc thù vùng miền để đảm bảo tính khả thi.

Sửa quy định cấp Chứng chỉ đào tạo hoặc Chứng chỉ sơ cấp nghề cho phù hợp với quy định về việc xét cấp Chứng chỉ đào tạo hoặc Chứng chỉ sơ cấp nghề của pháp luật Giáo dục nghề nghiệp.

Sửa đổi các quy định khác còn nhiều bất cập theo hướng rút gọn, đơn giản hóa để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quản lý cũng như thực hiện đối với lĩnh vực đào tạo và sát hạch lái xe.

Trọng Vũ - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/bat-cap-trong-quy-dinh-dao-tao-sat-hach-lai-xe-hiep-hoi-van-tai-o-to-viet-nam-kien-nghi-gi-221253.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com