Xem nhiều

Đấu thầu tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Giá trúng thầu chênh lệch nhiều tỉ đồng với giá thị trường, đâu là giải pháp minh bạch?

17/03/2022 10:35

Kinhte&Xahoi Gần đây, một loạt lãnh đạo trong ngành Y tế và Giáo dục bị khởi tố bởi liên quan đến những sai phạm trong công tác đấu thầu, nhiều gói thầu bị nâng giá khiến công quỹ bị thất thoát, xây dựng hồ sơ mời thầu để giành cho các doanh nghiệp "sân sau" trúng thầu, liên kết để thẩm định giá không đúng giá trị. Đơn cử ngay Gói thầu mua sắm thiết bị do trường Đại học Công nghiệp Hà Nội làm chủ đầu tư có giá cao hơn rất nhiều so với giá thị trường. Đâu là giải pháp cho việc thẩm định giá, xây dựng dự toán minh bạch?

Nhiều Giám đốc Sở GD&ĐT bị khởi tố vì thông thầu

Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên - ông Nguyễn Văn Kiên bị khởi tố. Trường hợp ông Nguyễn Văn Kiên không phải là Giám đốc Sở GD&ĐT tạo đầu tiên bị bắt trong năm nay do thông thầu.

Theo đó, ngày 23/9, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với các bị can đối với Giám đốc Sở GD&ĐT Điện Biên và 5 cán bộ có liên quan về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 222 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Trước đó, cơ quan Cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam đối với ông Nguyễn Văn Kiên cùng 3 cán bộ dưới quyền và 2 giám đốc doanh nghiệp.

Căn cứ kết quả điều tra, xác minh và hồ sơ tài liệu thu thập được, Cơ quan CSĐT xác định, ông Nguyễn Văn Kiên, Giám đốc Sở GD&ĐT Điện Biên đã chỉ đạo một số cán bộ dưới quyền thông đồng cùng với Công ty cổ phần sách và thiết bị trường học Điện Biên (nhà thầu) và Công ty cổ phần thẩm định giá BTCVALUE, Công ty TNHH tư vấn xây dựng T&C, Công ty TNHH tư vấn thiết kế và xây dựng Tây Đô thực hiện các hành vi vi phạm Luật Đấu thầu để cho Công ty cổ phần sách và thiết bị trường học Điện Biên trúng 2 gói thầu cung cấp thiết bị dạy học tối thiểu, gây thiệt hại tài sản nhà nước.

Ngày 16/7/2021, Cơ quan cảnh sát điều tra (C03), Bộ Công an cũng đã ra quyết định khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa.

Bà Phạm Thị Hằng khi còn Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã ký quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của nhiều gối thầu có trị giá nhiều chục tỷ đồng.

Sau khi các trang thiết bị này được trang bị cho các trường học thì chỉ trong một thời gian ngắn đã hư hỏng. Gây thiệt hại lớn cho nhà nước.

Trước đó, vào cuối tháng 6/2021, thông tin phát đi từ bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra bộ Công an (C03) đã ban hành Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 42/QĐ-CSKT-P9 về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh và các đơn vị liên quan, theo quy định tại Khoản 3, Điều 222, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Được biết, loạt sai phạm diễn ra trong quá trình thực hiện các Dự án đầu tư trang thiết bị giáo dục cho các trường mầm non, tiểu học.

Bà Vũ Liên Oanh, cựu Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh, cùng cựu Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính Ngô Vui và 13 người bị điều tra sai phạm đấu thầu trang thiết bị giáo dục.

 Luật sư Đặng Văn Cường (đoàn Luật sư TP.Hà Nội) từng trả lời báo chí liên quan đến vụ việc này cho biết: “Những hành vi vi phạm quy định về đấu thầu thì tùy thuộc vào tính chất mức độ của hành vi vi phạm, tùy thuộc vào hậu quả xảy ra mà người vi phạm sẽ bị kỷ luật, bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể tội danh và hình phạt được quy định tại Điều 222 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Như vậy, trong những vụ án nêu trên, cơ quan điều tra sẽ làm rõ hành vi của các bị can đã vi phạm quy định nào của luật đấu thầu; hậu quả của hành vi vi phạm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước là bao nhiêu... làm cơ sở để tòa án xem xét, quyết định về tội danh và hình phạt.

Trường hợp phạm tội gây thiệt hại từ 1 tỷ đồng trở lên thì người vi phạm sẽ phải đối mặt với hình phạt cao nhất của tội danh này là phạt tù từ 10 - 20 năm. Với những người chủ mưu cầm đầu, thực hành tích cực, vai trò quan trọng, hưởng lợi lớn, không thành khẩn khai báo… thì có thể sẽ phải chịu mức chế tài nghiêm khắc, mức cao nhất có thể tới 20 năm tù”.

Gói thầu tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Giá trúng thầu chênh lệch nhiều tỉ đồng với giá thị trường?

Theo thông tin phản ánh tới tòa soạn Hòa Nhập nhận được thì việc giá trúng thầu tại một số gói thầu do Đại học Công nghiệp Hà Nội làm chủ đầu tư có giá cao bất thường. Theo  đó, ngày 3/12/2021, Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, ông Trần Đức Quý có ký quyết định số 1541/QĐ-ĐHCN-TCKT về việc phê duyệt hồ sơ mời thầu gói thầu: Cung cấp, lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo. Gói thầu này được tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước qua mạng với giá gói thầu là 12.900.533.000 đồng và sử dụng nguồn vốn từ nguồn thu sự nghiệp.  Ngày 

Thông tin trên Hệ thống mạng đấu Quốc gia cho thấy, gói thầu này do Công ty Cổ phần Tư vấn, xây lắp Việt Nam đại diện là đơn vị mời thầu còn Công ty CP Đầu tư và phát triển Công nghệ mới - Vật liệu mới VSD là đơn vị thẩm định hồ sơ mời thầu.

Sau khi Hồ sơ mời thầu được đăng tải, chỉ có một nhà thầu là liên danh Công ty Cổ phần Nội thất Đồng Ca - Công ty Cổ phần Bảo Toàn - Công ty Cổ phần Đầu tư HCOM tham gia dự thầu và trúng thầu với giá 12.283.318.800 đồng. Tiến trình thẩm định hồ sơ rất nhanh chóng. Theo đó: 

Ngày 11/1/2022 công ty cổ phần tư vấn, xây lắp Việt Nam gửi báo cáo  số 60/BC-VinaIC về kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất tài chính , Ngày 13/1/2022 công ty cổ phần đầu tư và phát triển Vật liệu mới, Công nghệ mới VSD có báo cáo kết quả thẩm định đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật số 30/BC-VSD tới trường đại học Công nghiệp Hà Nội. Ngay ngày 14, ông Trần Đức Quý có ký quyết định số 1941/QĐ-ĐHCN-TCKT phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của gói thầu "Cung cấp, lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo" tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Cũng trong ngày hôm đó công ty cổ phần tư vấn, xây lắp Việt Nam có thông báo số 79/TB-VinaIC tới liên danh Công ty Cổ phần Nội thất Đồng Ca - Công ty Cổ phần Bảo Toàn - Công ty Cổ phần Đầu tư HCOM về kết quả lựa chọn nhà thầu.


Sau khi Hiệu trưởng Trần Đức Quý ký Quyết định số 1941/QĐ-ĐHCN-TCKT phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, nhiều thông tin cho biết, các loại hàng hóa, trang thiết bị trong gói thầu có sự chênh lệch lớn so với giá thị trường. Cụ thể: Cùng cùng chủng loại, xuất xứ, thông số kỹ thuật và các tiêu chuẩn kỹ thuật mà chủ đầu tư đưa ra nhưng thực tế giá thị trường lại thấp hơn nhiều so với giá dự toán của chủ đầu tư và giá trúng thầu của nhà thầu.

Đơn cử, sản phẩm "Điều hòa âm trần Funiki CC50MMC", xuất xứ Malaysia có giá trúng thầu là 40.150.000 đồng nhưng cũng sản phẩm này, giá trên thị trường lại chỉ dao động từ 28 triệu đồng đến 31 triệu đồng. Như vậy, có thể thấy là giá chênh lệch hàng chục triệu đồng so với giá trúng thầu.


Cụ thể, trên website dienmayphuckhanh.vn (thuộc Công ty TNHH Thương Mại & DVKT Phúc Khánh), sản phầm này có giá được niêm yết là 28.000.000 đồng. Hay tại một đơn vị khác như Điện máy Hà Nội (website: dienmayhanoionline.asia) có giá cao hơn nhưng cũng chỉ ở mức 30.500.000 đồng.

Tất nhiên, giá trúng thầu là chưa bao gồm các phụ kiện khác như ống đồng, bảo ôn, ống thoát nước, dây cấp tín hiệu cho dàn nóng và dàn lạnh,... Các hạng mục phụ kiện này đều được đấu thầu và giá cũng không hề rẻ.

Sản phẩm điều hòa âm trần Funiki CC50MMC, xuất xứ Malaysia có giá trúng thầu là 40.150.000 đồng

Điều hòa âm trần Funiki CC50MMC, xuất xứ Maliasia tại dienmayphuckhanh.vn chỉ có 28.000.000 đồng.

Tiếp đến, sản phẩm "Camera Dahua DH-IPC-HFW123SP-S4" có giá trúng thầu là 1.705.000 đồng. Thế nhưng cũng với các yêu cầu về kỹ thuật mà bên mời thầu đưa ra như: Loại camera IP, độ phân giải 2.0 MP, cảm biến hình ảnh cảm biến CMOS 1/2.7, Max 25/30fps@1080P, ống kính cố định 3.6mm, chuẩn chống nước IP67…, giá tại Công ty Cổ phần đầu tư công nghệ HACOM (website: hanoicomputer.vn) chỉ có 890.000 đồng (đã bao gồm VAT).

Chưa hết, sản phẩm "Đầu ghi Dahua NVR 4108 HS" có giá trúng thầu là 3.850.000 đồng. Tuy nhiên, giá tại Công ty TNHH Kỹ nghệ Phúc Anh (phucanh.vn) và Công ty CP đầu tư công nghệ HACOM chỉ 2.979.000 đồng.

Sản phẩm "Mic không dây (bao gồm mic và bộ thu) Bosch", mã hiệu MW1-RX-F5/MW1-HTX-F5 có giá trúng thầu là 15.950.000 đồng nhưng tại website sandienmay.vn chỉ có 10.239.315 đồng (chưa bao gồm VAT), chệnh lệch hơn 5 triệu đồng so với giá trúng thầu.
Sản phẩm Camera Dahua DH-IPC-HFW123SP-S4 có giá trúng thầu là 1.705.000 đồng, tuy nhiên giá tại hanoicomputer.vn chỉ có 890 nghìn đồng.

Sản phẩm "Âm ly kèm trộn - Hãng sản xuất Bosch", mã hiệu PLE-1ME240-EU, xuất xứ Trung Quốc có giá trúng thầu là 14.630.000 đồng nhưng tại sieuthivienthong.com chỉ có 11.336.000 đồng. Chênh lệch hơn 3 triệu đồng so với giá trúng thầu. Cùng sản phẩm này, tại website lapdatamthanh.com (thuộc Công ty TNHH TMDV và Công Nghệ Hải Hưng) có giá niêm yết cao hơn nhưng cũng chỉ ở mức 12.350.000 đồng.

Đặc biệt, sản phẩm "Màn hình kỹ thuật số chuyên dụng LG 75UL3J-B", xuất xứ Indonesia có giá trúng thầu là 82.075.800 đồng thế nhưng giá trên thị trường chỉ 35.140.000 (chưa bao gồm VAT). Đáng nói, mức giá này do chính Công ty CP Đầu tư HCOM, một trong 3 công ty liên danh trúng thầu đưa ra, chênh gần 47 triệu đồng (1,7 lần) so với giá trúng thầu. Với số lượng 25 chiếc thì con số chênh lệch lên đến hơn 1 tỉ đồng.

Báo giá của Công ty CP Đầu tư HCOM sản phẩm màn hình kỹ thuật số chuyên dụng LG 75UL3J chỉ có giá 35.140.000 (chưa bao gồm VAT)

Như vậy, chỉ với 6 sản phẩm trong số 84 sản phẩm thuộc gói thầu "Cung cấp, lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo" của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, so với giá trên thị trường đã chênh lệch nhiều tỉ đồng.

Ngoài ra còn một số sản phẩm bàn, ghế sinh viên, giảng viên thương hiệu Hòa Phát trong gói thầu mua sắm trên cũng có giá chênh lệch khá cao so với thị trường và số lượng lên đến hàng nghìn sản phẩm.

Được biết, vào tháng 3/2021, Liên danh Công ty Cổ phần Nội thất Đồng Ca và Công ty CP Bảo Toàn cũng đã trúng gói thầu "Cung cấp, lắp đặt trang thiết bị chuyên dụng phục vụ cho công tác đào tạo" của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội với trị giá hơn 5,3 tỉ đồng.

Qua thực tế khảo sát giá gói thầu trên và các thông tin phản ánh, có thể thấy, việc đấu thầu tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội có nhiều vấn đề mà cơ quan chủ quản là Bộ Công Thương cần vào cuộc làm rõ. 

Hai lỗ hổng lớn trong công tác đấu thầu

Trong tất cả các vụ án liên quan đến mua sắm nói trên, dù bằng hình thức chỉ định thầu, đấu thầu hay mua sắm trực tiếp… chúng ta đều thấy có 1 điểm chung là: giá của các thiết bị đôn lên rất cao so với thực tế giá thị trường. Chính điều này đã làm tăng chi phí các gói thầu mua sắm thiết bị, gây thiệt hại tài sản cho Nhà nước và phụ huynh học sinh…

Theo Luật sư Hà Huy Phong, việc “thổi giá” so với giá trị thực là có sự câu kết chặt chẽ giữa cán bộ của các bên mời thầu và “nhiều doanh nghiệp” khác nhau, trong đó đặc biệt là với các doanh nghiệp thẩm định giá.

Vấn đề đặt ra là vì sao trong các vụ án này, các đối tượng lại có thể dễ dàng qua mặt các cơ quan chức năng để “thổi giá” tăng gấp nhiều lần so với giá trị thực thiết bị?

Đọc lại nội dung Điều 29 và Điều 42 Luật Giá 2012 cho thấy pháp luật đã trao quyền cho DN có chức năng thẩm định giá quá lớn: Được quyền cung cấp dịch vụ thẩm định giá và nhận thù lao dịch vụ thẩm định giá theo giá thỏa thuận với khách hàng đã ghi trong hợp đồng; và hoạt động theo nguyên tắc độc lập về chuyên môn nghiệp vụ và chỉ chịu trách nhiệm trước khách hàng về tính chính xác, trung thực, khách quan của kết quả thẩm định giá…

Tuy nhiên, lại quá dễ dãi khi không hề có quy định cơ quan nào, cấp nào có quyền hậu kiểm kết quả thẩm định; giám sát, kiểm tra quy trình thực hiện của thẩm định viên có đảm bảo theo luật định; hoặc hỗ trợ tạo điều kiện cho thẩm định viên hoạt động độc lập về chuyên môn, không chịu sự chi phối hay sức ép bất cứ từ bên nào ? Muốn định giá cao thì thẩm định viên tô hồng tài sản, thay đổi số liệu để định giá cao tài sản đó, còn nếu muốn định giá thấp thì phớt lờ các lợi thế của tài sản như: thương hiệu, giấy phép… ? Chỉ đến khi vụ việc bị cáo giác, Thanh tra, Kiểm toán nhà nước vào cuộc thì dư luận, cơ quan chủ quản mới biết số liệu, kết quả thẩm định giá là… “khống”.

Bên cạnh đó, quy định về đấu thầu cũng có nhiều bất cập dẫn đến hình thức “chỉ định thầu” bị lợi dụng triệt để trong các vụ mua sắm thiết bị. Theo đó, có thể thấy hình thức chỉ định thầu là một trong 06 hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu 2013. Do thủ tục lựa chọn nhà thầu đơn giản, thời gian thực hiện ngắn nên đây là hình thức được áp dụng tương đối phổ biến.

Giải pháp khắc phục hiện tượng này

Từ những vụ án trên cho thấy công tác tổ chức đấu thầu đang có những lỗ hổng tạo cơ hội cho các tổ chức, cá nhân lợi dụng. Hai kẽ hở lớn nhất, đó là: Quy định tại Điều 22 Luật Đấu thầu 2013, cho phép chỉ định thầu trong một số trường hợp như: Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách… hay chỉ có một nhà đầu tư đăng ký thực hiện; và quy định thẩm định viên được quyền cung cấp dịch vụ thẩm định giá và nhận thù lao dịch vụ thẩm định giá theo giá thỏa thuận với khách hàng đã ghi trong hợp đồng; và hoạt động theo nguyên tắc độc lập về chuyên môn nghiệp vụ và chỉ chịu trách nhiệm trước khách hàng về tính chính xác, trung thực, khách quan của kết quả thẩm định giá… (Điều 29 và Điều 42 Luật Giá 2012) nhưng lại không có cơ chế hậu kiểm hoặc chịu giám sát, kiểm tra của bất kỳ cơ quan nào. Khiến chính những người đại diện cho cơ quan có thẩm quyền lại rất dễ dàng bị thao túng, lợi dụng chức vụ quyền hạn để thực hiện những hành vi vi phạm hoạt động đấu thầu.

Vì vậy để ngăn chặn hành vi “thổi giá” nâng khống thiết bị xảy ra trong tương lai cần sớm bịt lại các kẽ hở về chỉ định thầu và thẩm định giá. Theo đó, cần phải cân nhắc những nội dung bất cập trong quy định về chỉ định thầu tại Điều 22 Luật Đấu thầu 2013.

Cùng với đó, xem xét sửa đổi bổ sung các quy định của pháp luật làm hạn chế sự lạm quyền của thẩm định viên và các tổ chức hoạt động về thẩm định giá theo hướng muốn “lách” cũng không có “cửa”; bổ sung quy định khắt khe hơn về tiêu chuẩn đào tạo, tuyển dụng và cấp giấy phép hoạt động và chứng chỉ hành nghề; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật trong thẩm định giá; chấn chỉnh hoạt động của các tổ chức, cá nhân hành nghề thẩm định giá; công khai những trường hợp vi phạm… Đặc biệt xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với những tổ chức, cá nhân nếu phát hiện có hành vi thông đồng, nâng khống, trục lợi, làm thất thoát tài sản nhà nước.

Đ.H - Hòa Nhập

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Hòa Nhập https://hoanhap.vn/chi-tiet/dau-thau-tai-truong-dai-hoc-cong-nghiep-ha-noi-gia-trung-thau-chenh-lech-nhieu-ti-dong-voi-gia-thi-truong-dau-la-giai-phap-minh-bach1647499038.html+&cd=1&hl=vi&ct=clnk&gl=vn

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com